Ngành thể thao dành cho các “thánh bàn phím” này tăng trưởng cực nhanh và lợi nhuận khổng lồ được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận năm 2017.
Tại khu vực Đông Nam Á, hồi Asiad 18 tại Indonesia chỉ mang tính chất thi đấu biểu diễn (không tính thứ hạng tổng sắp) nhưng tại SEA Games 30 này E-Sports sẽ được xem là môn thi đấu chính thức tranh chấp huy chương.
Giải vô địch thế giới lần này diễn ra vào đầu tuần, có 16 nước tề tựu về nhà thi đấu Axiata ở Kuala Lumpur. Các quốc gia tham dự như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào, Singapore, Myanmar, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Brazil, Nhật…
16 quốc gia chia làm bốn bảng đấu. Các nội dung thi đấu như Dota, Counter Strike và League of Legends… đều nằm trong các nội dung thi đấu ở SEA Games 30.
Hoành tráng giải E-Sports thế giới. Ảnh: GETTY IMAGES
Ngành công nghiệp E-Sports tuy non trẻ nhưng mang lại những lợi nhuận khổng lồ, được gọi là “ngành công nghiệp bàn phím tỉ đô”. Khu vực Đông Nam Á được xem là nơi phát triển nhanh nhất và doanh thu cao nhất.
SEA Games 30 tại Philippines, các “thánh bàn phím” được đánh giá cao nhất là đoàn Malaysia trong đó có Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao trẻ tuổi Syed Saddiq, 27 tuổi tham dự.
Dự báo là tại SEA Games 30, đoàn E-Sports của Malaysia thách thức ngôi toàn đoàn môn này với chủ nhà Philippines.