NAS là gì?
NAS (Network-Attached Storage) là một thiết bị lưu trữ dữ liệu, cho phép nhiều người và thiết bị truy cập cùng lúc. Thiết bị này hoạt động như một trung tâm lưu trữ cá nhân, kết nối với mạng nội bộ (LAN) hoặc Internet, giúp người dùng lưu trữ, bảo mật và quản lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
8 thứ bạn không bao giờ nên lưu trữ trên điện thoại
Những điều cần lưu ý khi mua thiết bị NAS
Ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp chuyển sang sử dụng NAS để quản lý và bảo mật dữ liệu, thay vì sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây. Bên cạnh đó, NAS cũng có chi phí đầu tư hiệu quả hơn với khả năng mở rộng linh hoạt.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thiết bị NAS đều được xây dựng theo cùng một tiêu chuẩn. Synology, Asustor là những thương hiệu NAS phổ biến, nhưng ngay cả như vậy, bạn vẫn cần đảm bảo thiết bị NAS phải phù hợp với nhu cầu và thiết lập của mình.
Ví dụ, một số thiết bị NAS sẽ được trang bị nhiều RAM và CPU, do đó bạn có thể dễ dàng truy cập hoặc truyền phát nội dung mà không bị giật. Tuy nhiên, một số mẫu giá rẻ chỉ có 1-2 ngăn gắn ổ cứng và hiệu suất vừa phải, dành cho người dùng cá nhân nên sẽ không phù hợp với việc truyền phát phương tiện chuyên dụng.
Chuyên gia chia sẻ cách lưu trữ dữ liệu hiệu quả
Trong lĩnh vực sáng tạo nội dung như nhiếp ảnh và video, NAS đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc quản lý khối lượng dữ liệu lớn và hỗ trợ làm việc nhóm.
Tại buổi workshop ‘Lưu khoảnh khắc - Giữ dữ liệu’ do Synology tổ chức vừa qua, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm lưu trữ dữ liệu theo quy tắc 3-2-1 để bảo đảm trong thời đại số. Tức là giữ ít nhất ba (3) bản sao dữ liệu. Lưu trữ 2 bản sao lưu trên các phương tiện lưu trữ khác nhau, và 1 bản sao lưu trên các thiết bị ngoại vi.
Anh Mạnh Cường, một nhà sáng tạo nội dung cho biết: "Hệ thống NAS là giải pháp tiết kiệm chi phí cho cá nhân và tổ chức, chỉ cần đầu tư một lần để sử dụng lâu dài. Các phòng dựng phim có nhiều editor có thể tận dụng để tạo user và phân quyền truy cập cho nhiều người, đồng thời làm việc linh hoạt từ bất kỳ đâu có kết nối Internet, không bị ràng buộc phải ngồi tại công ty suốt 8 tiếng mỗi ngày."
Bên cạnh đó, việc sử dụng NAS còn giúp hạn chế thiệt hại khi bị tấn công mạng, hỏng hóc phần cứng. Theo Anh Minh Hòa, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với hơn 30 năm kinh nghiệm, hệ thống NAS không chỉ giúp quản lý, bảo vệ dữ liệu mà còn cho phép truy cập ảnh từ xa, bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu.
Tại sự kiện, Synology cũng trưng bày một số dòng sản phẩm khác cho các nhà sáng tạo, đơn cử như mẫu NAS DS423+ và DS923+. Nếu yêu thích sự nhỏ gọn, bạn có thể chọn BeeDrive hoặc BeeStation. Đây là giải pháp lưu 4 TB với ổ cứng tích hợp sẵn, cho phép xây dựng đám mây cá nhân, phù hợp cho mọi người.
Cách tăng dung lượng lưu trữ trên điện thoại Android mà không cần xóa ứng dụng
(PLO)- Theo một số nguồn tin, Google sẽ bổ sung tính năng Archive (lưu trữ) trên Android 15, giúp tăng dung lượng lưu trữ trên điện thoại Android mà không cần xóa ứng dụng.