Cận cảnh Cầu Gãy, cây cầu có nhiều người chọn để 'quyên sinh' ở Bình Dương

Cận cảnh Cầu Gãy, cây cầu có nhiều người chọn để 'quyên sinh' ở Bình Dương

(PLO)- Cầu Gãy ở Bình Dương, một di tích lịch sử, địa điểm tham quan, được nhiều người biết đến là nơi có nhiều người đã đến đây tự tử.

Cầu Gãy hay còn gọi là cầu Sông Bé (xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, ở Bình Dương) được ví là cây cầu "quyên sinh" vì đã có rất nhiều người đên đây tự tử. Chỉ trong hơn 1 tháng qua đã có hai trường hợp tự tử ở cây cầu này. Trường hợp gần nhất xảy ra vào ngày 10-12 khi một người đàn ông khoảng 30 tuổi đã bỏ lại ô tô và gieo mình xuống dòng nước.

Cầu Gãy ở Bình Dương
Một số người dân ở đây cho biết, người đến đây tự tử đều rơi vào hoàn cảnh bế tắc, nợ nần, buồn chuyện gia đình…
Cầu Gãy ở Bình Dương
Hiện nay, khi nhắc đến Cầu Gãy ở Bình Dương, nhiều người dân ở đây thường nói với nhau đây là cầu “cầu xóa nợ”, cầu “quyên sinh”.
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (2).JPG
Cầu Sông Bé nối con đường huyết mạch từ tỉnh Phước Long (cũ) về Sài Gòn.
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (4).JPG
Cầu Sông Bé nối liền hai xã Phước Hòa và Vĩnh Hòa của huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương).
cầu gãy ở Bình Dương
Cây cầu này được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1925 để phục vụ khai thác thuộc địa, mở rộng các đồn điền cao su.
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (3).JPG
Ngày 29-4-1975 để tháo chạy và tránh sự truy kích của quân ta, quân địch đã dùng mìn đánh sập nhịp giữa của cây cầu. Sau khi giải phóng hoàn toàn Miền nam, cây cầu được bắc tạm nhịp giữa lại để sử dụng, nhưng đến 1992 thì xây dựng cầu mới thay thế. Lúc này, địa phương đã bỏ nhịp giữa và không sử dụng cầu Sông Bé (cũ) nữa.
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (5).jpg
Năm 2012, Cầu Gãy được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương xếp hạng là di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh.
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (10).jpg
Đến năm 2020, để bảo vệ an toàn cho người dân và du khách khi đến tham quan, chính quyền địa phương đã sửa chữa và lắp đặt hàng rào bảo vệ hai bên thành cầu.
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (11).jpg
Mỗi ngày có nhiều du khách đến đến tham quan di tích lích sử.
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (12).jpg
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (6).jpg
Mặc dù có biển cấm, nhưng rác ở đây vẫn nhiều do du khách đến đây ăn uống bỏ lại.
can-canh-cau-gay-o-binh-duong-cay-cau-nhieu-nguoi-chon-de-quyen-sinh (14).jpg
Để giám sát tình hình an ninh trật tự, chính quyền địa phương đã lắp đặt camera trên cầu.

Đọc thêm