|
Nhiều năm nay, chợ "ve chai" trong khuôn viên quán cà phê Cao Minh, nằm trên con hẻm nhỏ, phía chân cầu Băng Ky, đường Nơ Trang Long, phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM, trở thành điểm đến ưa thích của những "tín đồ" yêu chuộng đổ cổ, đồ cũ, những vật dụng hiếm và lạ. |
|
Chợ mang tên là chợ “ve chai”, bởi những sản phẩm bày bán ở đây được chủ nhân của nó rong ruổi khắp nơi sưu tầm đem về. |
|
Khách hàng đến với chợ đủ thành phần, từ những cậu bé học sinh tìm mua cây bút cho đến những người chuyên săn đồ cổ. Nhưng đa phần họ là những thành viên của nhiều diễn đàn đồ cổ, đồ cũ đến gặp gỡ trao đổi với nhau. |
|
Với người khác có thể chỉ là những vật ở đây chẳng đáng giá nhưng với những người yêu đồ cổ thì chúng như báu vật, chỉ đem ra trưng bày cho thiên hạ “xem chơi” hoặc có giá lên đến cả “ngàn đô”. |
|
Những chiếc đồng hồ này khiến không ít người mê mẩn. Một chiếc đồng hồ đeo tay Citizen có giá 100.000 đồng/chiếc, Omega mạ vàng 300-400 USD/chiếc, chiếc tẩu hút thuốc có giá 500.000 đồng/cái... |
|
Nhưng ở một gian hàng khác, nhiều người bắt gặp những thiết bị điện tử hiện đại lỗi mốt đươcbán với giá vài trăm ngàn đồng. |
|
Khách hàng có thể tìm thấy đủ loại mặt hàng, vật dụng đã tồn tại một thời trong lịch sử. Trong ảnh là những chiếc ấm chén, ly uống nước mạ bạc được sản xuất từ vài chục năm trước |
|
Anh Trần Khắc Dũng, chủ quán cà phê Cao Minh cũng là người sáng lập “sàn giao dịch ve chai” độc đáo này cho biết, phiên chợđược anh và cộng sự lập ra năm 2009, trải qua nhiều biến cố, gần đây phiên chợ này mới nhộn nhịp trở lại. |
|
Một khách hàng đang thẩm định món đồ trước khi mua |
|
Gian hàng dã chiến nên bảng giá cũng vậy, chỉ cẩn 1 bút lông và tờ giấy trắng là đủ |
|
Chiếc xe đạp được rao bán kèm theo lý do kiến cho khách hàng không khỏi bật cười. |
|
Đặc biệt giữa chợ có 1 sân khẩu nhỏ dành cho mọi người hát với nhau . Thỉnh thoảng cao hứng ông chủ Cao Minh cũng lên góp vui. |
|
Điều đặc biệt, sự tin tưởng nhau chính là quy tắc bất thành văn tại phiên chợ “ve chai” này. |
Theo Trần Ngọc Linh/Zing
Theo Zing