Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về thăm trường cũ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về thăm trường cũ

(PLO)- Sáng 13-11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng – cựu sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, về thăm và làm việc với đội ngũ giảng viên, lãnh đạo nhà trường.

Tại không gian truyền thống Phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn–Gia Định – TP.HCM, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thực hiện nghi thức dâng hoa, tôn vinh những giá trị tốt đẹp hình thành trong lịch sử hơn 65 năm của các thế hệ sinh viên nhà trường.

chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-2.JPG
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về thăm Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vào sáng 13-11

Đồng thời, Chủ tịch nước cũng trồng tặng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn một cây mai vàng được đưa đến từ quê hương Vĩnh Long của ông.

chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-3.JPG
PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn giới thiệu về khuôn viên trường với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-6.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn công tác và các thầy cô giáo thực hiện nghi thức dâng hoa tại Không gian truyền thống phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn-Gia Định-TP.HCM tại trường

Sau đó Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm sinh viên khoa Báo chí - truyền thông và khoa Triết học của trường.

Trong lớp học của sinh viên khoa Báo chí-Truyền thông, Chủ tịch nước đã trò chuyện với các sinh viên xung quanh việc học tập, trong đó ông trao đổi với sinh viên về cách thực hiện một bài báo chuẩn.

chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-5].JPG
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng giao lưu với sinh viên khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời chúc mừng đến các thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhân ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đồng thời, ông cũng trao đổi quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của đội ngũ tri thức lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, được thành lập năm 1957 với tiền thân là Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, Đại học Tổng hợp TP.HCM.

Hiện, trường đang đào tạo 34 ngành bậc đại học, 34 ngành bậc thạc sĩ, 18 ngành tiến sĩ trong 7 lĩnh vực, với hơn 17.000 sinh viên và học viên sau đại học.

chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-1.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng với sinh viên khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Ở phía Nam, nhà trường là đơn vị tiên phong khai mở các ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học mới như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học.

Trường là điểm quy tụ nhiều nhà khoa học, nhà giáo ưu tú và sinh viên giỏi. Đến nay, trường đã đào tạo cho xã hội hơn 80.000 cử nhân khoa học, hơn 6.000 thạc sĩ và trên 600 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

“Trường là nơi hội tụ các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, thu hút sinh viên, học viên quốc tế đến từ hơn 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tập, nghiên cứu. Hợp tác quốc tế cũng là một điểm mạnh của trường, Hiện trường có quan hệ đối tác với hơn 250 trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới” - PGS.TS Ngô Thị Phương Lan nhấn mạnh.

chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-4.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn công tác chụp hình cùng lãnh đạo TP.HCM và các thầy cô Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Từ thực tế hoạt động của trường, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan kiến nghị nhà nước cần có sự quan tâm kịp thời đối với các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là các ngành khoa học ở lĩnh vực xã hội. Nếu không có sự quan tâm kịp thời, những ngành khoa học cơ bản có nguy cơ tụt hậu trước cơ chế thị trường, ảnh hưởng đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực các ngành cơ bản trong tương lại

Bên cạnh đó, để đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học, nhà nước cần có chính sách tín dụng phù hợp để sinh viên tiếp cận được với giáo dục đại học.

Để đội ngũ thầy cô, giảng viên yên tâm công tác, có điều kiện cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, bà Lan cũng mong Nhà nước có chính sách đãi ngộ tốt hơn.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan chia sẻ đây là một ngày rất đặc biệt của tập thể sư phạm, tập thể học viên và sinh viên của trường khi được đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và là một cựu sinh viên ưu tú của lớp Triết học Mác Lê-nin khóa 1988 Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM ( nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn),

"Dù ở cương vị nào ông vẫn luôn hướng về ngôi trường thân yêu với bề dày truyền thống học thuật, khoa học và cách mạng; đồng chí vẫn thường xuyên thăm hỏi sức khỏe, tình hình công tác của thầy cô. Các thế hệ sinh viên của nhà trường vẫn luôn nhắc, tự hào về hành trình học tập, rèn luyện và cống hiến cho đất nước, cho nhân dân mà đồng chí đã và đang thực hiện" - bà Lan nhấn mạnh.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời chúc mừng đến các thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhân ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20-11. Đồng thời, ông cũng trao đổi quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của đội ngũ tri thức lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc thêm