Ngày 27-11, vòng chung kết cuộc thi Data For Life 2024 diễn ra tại Đài Truyền hình Việt Nam, với sự góp mặt của 6 đội là X-Fea, NCB-CDS-AIML, Small World Big Venture, ZeroToHero, GoTrust, Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Mở đầu vòng chung kết là phần thi của đội Small World Big Venture với giải pháp DeepBreath - ứng dụng giám sát, cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí.
Phần thi được ban giám khảo đánh giá cao về tính thiết thực, có thể áp dụng ngay vào cuộc sống. Tuy nhiên, để dữ liệu đa chiều hơn, giám khảo Vũ Văn Tấn cho rằng, ngoài lấy số liệu từ trạm giám sát, ứng dụng cần kết nối thêm dữ liệu về dự báo thời tiết và các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Đặc biệt, giải pháp có thể đi vào đời sống, như gắn với khu làng nghề tăng trải nghiệm người dùng về một điểm đến xanh, không khí trong lành kết mua sắm, nghỉ dưỡng.
Với khả năng tùy biến, tính ứng dụng cao và dễ tích hợp, đội thi tự tin khẳng định giải có thể hỗ trợ triển khai hiệu quả các mô hình học máy, tối ưu hóa nguồn lực trong lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong đa dạng lĩnh vực xã hội như quản lý y tế, giáo dục, an ninh.
Sản phẩm được thiết kế để tự động xác định các điểm đặc trưng trên khuôn mặt và cổ bằng cách sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh và học máy. Kết quả có thể được sử dụng để đánh giá mức độ khó khăn trong việc bảo vệ đường thở của bệnh nhân.
Giám khảo Foong Yi Zhuan, Giám đốc sản phẩm của Data.gov.sg đánh giá cao giải pháp của đội thi đến Singapore. Ông cho rằng, giải pháp này không cạnh tranh với bác sĩ lâm sàng, ngược lại có thể hỗ trợ giúp bác sĩ đưa ra nhận định tốt hơn.
Giám khảo Vũ Văn Tấn gợi ý thêm, giải pháp sẽ hiệu quả hơn nếu sở hữu được bộ dữ liệu của các bác sĩ.
Theo đại diện đội thi, với mô hình AI hiện đại, các thông tin về hồ sơ cá nhân, lịch sử hành vi và điều kiện sống của các em sẽ được phân tích toàn diện, giúp dự báo nguy cơ vi phạm pháp luật và hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện sớm, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo ban giám khảo, đây là ý tưởng tốt nhưng giải pháp cần được minh bạch cho các nhóm đối tượng cụ thể, như từ giai đoạn 13-18 tuổi, 18-22 tuổi và 22-25 tuổi. Bên cạnh đó, đội thi cũng cần lưu ý tính pháp lý và độ bảo mật.
Đặc biệt, giải pháp Kiosk y tế thông minh tự phục vụ đã triển khai trong thực tế, người dân khám bệnh có thể dùng căn cước công dân để truy vấn thông tin lịch sử khám chữa bệnh, gợi ý thăm khám phù hợp, tiết kiệm thời gian.
Phần thi nhận được sự đánh giá cao của các giảm khảo trong nước cũng như quốc tế. Hầu hết giảm khảo đều cho rằng giải pháp hữu dụng, trong tương lai có thể phát triển mở rộng hơn các tính năng khác.
Mang đến sân chơi giải pháp là Bản đồ thiện nguyện và an sinh xã hội, đội thi cho biết, sản phẩm đã được triển khai thực tế, tính đến thời điểm hiện đại đã quyên góp được gần một nghìn tỷ, hỗ trợ hàng nghìn trường hợp hoàn cảnh khó khăn.
Sau các phần thi sôi nổi, các giải pháp công nghệ được đưa ra có tính ứng dụng cao đã được Ban tổ chức đánh giá khách quan và trao thưởng:
Bên cạnh đó là hai giải tiềm năng cho đội NCB-CDS-AIML và Ngân hàng TMCP Quân Đội, mỗi đội 5 triệu đồng cùng kỷ niệm chương của chương trình.
Các đội thi đạt giải nhất, nhì, ba sẽ được quà tặng trở thành thành viên khoá ươm mầm số 1 và được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm tại Trung tâm đổi mới sáng tạo dữ liệu quốc gia của Trung tâm Dữ liệu quốc gia được hình thành vào năm 2025.
Trong khuôn khổ vòng chung kết là hai tọa đàm về Đổi mới sáng tạo, ứng dụng dữ liệu với cuộc sống và các giải pháp công nghệ. Tọa đàm đầu tiên có sự tham gia của đại diện Ngân hàng LP Bank, Viettinbank, NCB, BIDV là các đơn vị đồng hành tài trợ cho cuộc thi và Nhà báo Dương Ngọc Trinh - Giám đốc chiến lược Thời báo VTV.