. Vì sao lại có một cơn siêu giông quét qua Hà Nội vào chiều qua, thưa ông?
Ông Lê Thanh Hải Phó tổng Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia - Ảnh: Hoàng Vân
+ Một cơn giông đã hình thành vào khoảng 16 giờ chiều qua. Lúc đầu, nó chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp tại Hòa Bình. Sau đó, cơn giông di chuyển đến những huyện tây nam của Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai. Đến đây, nói cũng mới chỉ ở mức trung bình thôi. Nhưng khi lan vào các quận huyện nội thành Hà Nội, thì nói trở thành một cơn siêu giông.
Cơn siêu giông này được hình thành từ một siêu ổ mây giông. Mức độ của nó cực kỳ nguy hiểm. Cơn siêu giông này có gió mạnh đến cấp 8 – 9, cấp gió mạnh như một cơn bão.
Vì sao lại có một cơn siêu giông như vậy? Tại khu vực nội thành Hà Nội, giông mạnh hơn các vùng lân cận và vùng nông thôn. Lý do là vì, trong nội thành có nhiều nhà bê tông. Ở khu vực này đã hấp thụ được một lượng nhiệt từ mặt trời hun đốt trong ngày nhiều hơn, tạo ra hiện tượng đối lưu nhiệt mạnh hơn.
Chiều qua xảy ra hiện tượng, một cơm mưa giông từ nơi khác chuyển đến lại cộng với đối lưu nhiệt tại Hà Nội mạnh mẽ. Hai cái này kết hợp với nhau đã tạo nên một cơn siêu giông .
. Cơn siêu giông này có gì bất thường?
+ Ở nước ta, tần suất xảy ra những cơn siêu giông như thế này chừng 5-7 năm mới xảy ra một cơn. Thường chúng ta chỉ gặp những cơn giông có cường độ trung bình hoặc khá. Cơn giông có cường độ cực kỳ mạnh như thế này là rất hiếm.
Các đây bằng một khoảng thời gian đó cũng đã có một cơn giông mạnh xảy tra ở Hà Nội, trước một cơn bão. Khi xảy ra cơn giông đó, cũng đã có cây đổ, nhưng không nhiều như cơn giông chiều qua. Khi đó, ở phố Hàng Khay có một cành cây rơi xuống làm thiệt mạng một cháu bé. Cách đây vài năm, cũng có một cơn giông vào Hà Nội trước một cơn bão. Cơn giông này làm thiệt mạng một lái xe taxi.
Ở Hà Nội, tác hại của cơn siêu giông này làm cây đổ hoàng loạt, cùng với đó là cột điện đỏ, mái tôn rơi ngổn ngang trên các tuyến phố, thậm chí có cả tầng tum, phi nước rơi xuống đường.
Nếu tàu thuyền trên biển gặp cơn giông như thế này, thì có thể làm lật tàu thuyền. Mới đây, cơn giông mạnh trên sông Dương Tử ở Trung Quốc đã làm lật úp một con tàu chở khoảng 400 người, hầu hết những người trên con tàu này đã bị thiệt mạng. Ở ta, một cơn giông lớn vào trước bão đã làm đắm một con tàu du lịch ở Quảng Ninh vào ban đêm làm chết nhiều người ở trên đó.
. Nhiều người đã bị chết và bị thương trong cơn giông chiều qua ở Hà Nội. Vậy người dân nên làm gì khi gặp giông, bão?
+ Chiều qua, nhiều người đã không biết sợ là gì, cố chạy bằng được về nhà mình. Trong khi đáng lẽ là phải tạm trú ở đâu đó.
Có nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm đi kèm theo cơ giông , đó là sét đánh, gió giật đổ cây, đổ cột điện, rơi mái tôn… Điều này có thể gây chết người, làm người bị thương. Nhưng đáng tiếc là mọi người chưa chú ý đến điều này!
Cơn giông từ khi xuất hiện đến khi kết thúc nhiều nhất là 3 giờ, ngắn nhất là 30 phút, xảy ra rất nhanh. Vì thế, mọi người nên cố gắng trú ẩn ở nơi an toàn như nhà mái bằng, nhà kiên cố, gầm các cầu thang và nên tránh xa các cửa kính, mái tôn, cây cối to… đợi khi cơn giông qua đi, thì hãy đi tiếp.
. Ở nước ngoài, nếu xảy ra một cơn giông có cường độ như chiều qua, thì có gây thiệt hại lớn như ở Hà Nội không?
+ Tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng và nhà cửa ở đó. Nếu nơi nào cơ sở hạ tầng tốt, nhà cửa tốt, thì thiệt hại xảy ra sẽ ít hơn.
. Xin cảm ơn ông!