Như đã đưa, từ năm 1993 đến đầu năm 2015, ròng rã hơn 20 năm ông Tiệp được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép, gia hạn rồi ngưng, sau đó gia hạn trở lại dự án truy tìm tài sản nghi chôn giấu trên núi Tàu, Bình Thuận.
Với tấm mật đồ kho báu trong tay, cụ Tiệp luôn có một niềm tin rằng đây là mật đồ do tướng Yamashita vẽ lại sau chôn giấu hàng ngàn tấn vàng cướp được sau Thế chiến thứ 2.
Hàng chục năm cụ Tiệp đã bỏ ra hàng ngàn cây vàng cùng cộng sự khoan hàng trăm mũi khoan, đánh thuốc nổ khắp núi Tàu cùng nhiều phương pháp địa vật lý khác nhưng cuối cùng cuộc tìm kiếm chỉ trong vô vọng.
Cụ Trần Văn Tiệp (giữa) và tác giả (ngoài cùng bên phải).
Huyền thọai về “kho báu Yamashita” tại núi Tàu xem như đã khép lại với những thất bại mà ông Tiệp phải gánh. Thế nhưng ít ai biết từ 1990-1993, ông Tiệp còn có một thất bại khác khi săn lùng “kho báu Ioshida” tại Bình Giã, Vũng Tàu và “kho báu” Căn cứ 6 ở Hàm Tân (Bình Thuận).
“Kho báu Yamashita”, “Kho báu Bình Giã” hay “kho báu Căn cứ 6” có thật hay không cho đến nay vẫn chứa đầy bí ẩn và nhiều màu sắc huyền thoại. Những “kho báu” này được săn lùng chỉ dựa vào sự đồn thổi, những câu chuyện truyền miệng đan xen với nhiều tình tiết ngẫu nhiên hơn là cơ sở xác thực. Tuy nhiên nó lại liên quan đến những con người có thật với hàng đống của cải, thời gian, công sức bỏ ra săn tìm và đặc biệt là niềm tin của cụ Trần Văn Tiệp là có thật.
Cụ Tiệp qua đời xem như huyền thoại về những kho báu này đã gần như khép lại.