CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG TIẾP TỤC PHẢN BÁC

“Đà Nẵng tạo được đồng thuận cao từ dân”

Ngày 19-1, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến có Công văn số 12 phản bácthông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP).

Văn bản này thể hiện lập luận của UBND TP Đà Nẵng mà báo chí đồng loạt đưa tin trước đó:

- TTCP kết luận gây thất thoát trong xá định giá đất là không có cơ sở.

-  Việc giảm 10% tiền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân khi nộp đủ số tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày là đúng pháp luật.

- Tất cả các trường hợp giao đất cho tổ chức, cá nhân đều được công khai đấu giá và giao quyền sử dụng đất theo đúng quy định vào từng thời điểm…

Ngoài ra, Văn bản 12 còn phân tích cụ thể thêm một số vấn đề.

Đúng khung giá đất

Về dự án của Công ty Phúc Thiên Long, UBND TP Đà Nẵng cho biết sau khi ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty Phúc Thiên Long, tình hình bất động sản giảm sút và đóng băng, các ngân hàng đồng loạt không cho vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, do đó doanh nghiệp gặp nhiều khó khăntài chính. Mặt khác, bão số 6 vào thành phố Đà Nẵng đã tàn phá nhiều nhà cửa, công trình khu vực ven biển đã gây nên tâm lý e ngại đầu tư vào khu ven biển. Vì vậy giá đất khu vực thời gian này giảm sút. Khu đất này lại gần sân bay Nước Mặn, nhiều người e ngại chất thải dioxin trước đây còn tồn đọng.

Từ tháng 12/2007 (thời điểm quyết định giá đất)đến tháng 9/2009 (thời điểm công ty nộp đủ tiền sử dụng đất), Bảng giá đất năm 2008 và 2009 ở Đà Nẵng không thay đổi. Nếu tính theo giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm năm 2009 thì đơn giá bình quân toàn khu đất là trên 2.691.000 đồng/m2 (số tròn). Như vậy, giá giao quyền sử dụng đất cho Công ty Phúc Thiên Long 3.030.000đồng/m2 cao hơn đơn giá tính theo thị trường, nằm trong khung giá đất của Chính phủ quy định.

Với Dự án Khu đô thị và sân Golf Đa Phước,UBND TP Đà Nẵng phản bác rằng TTCP kết luận: “Khu đất 29 ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước giao thấp hơn giá thành phố quy định” là không có cơ sở. TP khẳng định giá đất giao cho Công ty Daewon là giá mặt nước. TP giao khoảng 29ha mặt nước với đơn giá 300.000 đồng/m2, chủ đầu tư phải bỏ ra 100% chi phí để làm kè, san lấp mặt bằngphải bàn giao cho TP khoảng 25 ha đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để TP xây dựng khu vực công ích công cộng. Thực tế TP thu và hưởng lợi được là 1.075 tỷ đồng  từ giá trị hiện hành của khu đất 25ha nói trên và tiền thu mặt nước.          

Giảm 10% tiền sử dụng đất: “Có hiệu quả thiết thực

Văn bảnkhẳng định: “ UBND TP xem việc giảm 10% là hình thức hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân giải tỏa nộp tiền vào ngân sách và hỗ trợ lãi vay cho các nhà đầu tư khi chuyển quyền sử dụng đất. Việc giảm 10% tiền sử dụng đất sẽ huy động nhanh nguồn kinh phí vào ngân sách để tái đầu tư phát triển thay vì ngân sách TP phải đi vay với mức lãi suất bình quân thấp nhất là 12%/nămĐây là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100%, không phân chia tỷ lệ với ngân sách Trung ương và nguồn thu này chỉ được dùng để chi đầu tư phát triển. Vì vậy, theo Luật ngân sách thì địa phương có quyền quyết định giảm 10% tiền sử dụng đất.UBND TP khẳng định việc thực hiện chính sách này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách tăng lên hằng năm”.

Văn bản kết luận:  Cái quý nhất là Đà Nẵng đã tạo được sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương của TP”.


Ông VĂN HỮU CHIẾN,
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
, trích văn bản ký ngày 19-1:

Tính đến tháng 1-2013,người dân và doanh nghiệp còn nợ tiền sử dụng đất khoảng 4 nghìn tỷ đồng. Nếu tính lãi suất của việc người sử dụng đất dây dưa không nộp tiền và yếu tố trượt giá với việc thu được tiền ngay thì mới thấy hiệu quả. Năm 2011 do khó khăn chung của nền kinh tế nênTP không thu được nợ tiền sử dụng đất; năm 2012 vẫn không thu được; năm 2013 Chính phủ cũng tiếp tục cho giãn nợ và khả năng năm 2014 cũng không dễ thu được số nợ tiền này. Nếu tính lãi suất 12%/năm thì trong 04 năm đó lãi suất là 48%, từ đó cho thấy TP giảm 10% thấp hơn rất nhiều so với lãi suất 04 năm nêu trên.

Lê Phi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới