Đại diện VK Housing nói gì về quyết định của tòa?

Hồ sơ cho thấy nguyên đơn khởi kiện yêu cầu không công nhận hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa DWS với hai thành viên Hàn Quốc cũ. Án phí đóng là 65 triệu đồng cho yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với hai thành viên Hàn Quốc là P&D, LVC; không có tranh chấp QSDĐ (đơn khởi kiện, biên lai nộp tiền án phí, thông báo thụ lý đều thể hiện rõ…).

Dự án khu nhà ở cao tầng The Mark trên khu đất. Ảnh: PV

Theo ông Jessey Torng, tư cách đại diện pháp luật của bà Yeh Kuo Shun Kuai không được công nhận không có nghĩa là VK Housing không còn là chủ đầu tư dự án.

Người quản lý công ty không phải chỉ là người đại diện pháp luật. Vẫn có chủ tịch hội đồng thành viên, ban giám đốc và vẫn có DWS - là chủ nợ và người đã kế thừa mọi quyền, nghĩa vụ của hai thành viên Hàn Quốc cũ LVC, P&D thông qua hợp đồng chuyển nhượng vốn. Các hợp đồng chuyển nhượng dù có được tòa án công nhận hay không thì cũng không làm thay đổi bản chất vấn đề.

Việc tòa ban hành QĐ 61 là đã tự mâu thuẫn với chính mình khi ngày 11-1 tòa đã từ chối giải quyết đơn khiếu nại của VK Housing, không công nhận tư cách pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là bà Yeh Kuo Shun Kuai vì cho rằng giấy phép của công ty đã bị hủy theo QĐ 790103.

Tòa vừa từ chối giải quyết đơn khiếu nại của DN, không thừa nhận tư cách pháp lý của người đại diện theo pháp luật lại vừa chặn không cho tổ chức, cá nhân bao gồm cả cơ quan hành chính nhà nước (Sở KH&ĐT TP.HCM) thực hiện quyền của mình.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm