Và câu trả lời chính là: Cảm giác khinh thường. Ảnh minh họa
TS. John Gottman, tác giả cuốn The Seven Principles for Making Marriage Work (Tạm dịch: 7 nguyên tắc vận hành hôn nhân) là một trong những chuyên gia dự đoán hôn nhân hàng đầu trên thế giới, đã dành 40 năm nghiên cứu để tìm ra đâu là nguyên nhân thực sự gây rạn nứt giữa các cặp đôi. Và câu trả lời chính là: Cảm giác khinh thường.
Cảm giác bực bội khó chịu hay bất đồng quan điểm với nhau về một vấn đề nào đó là chuyện bình thường, nhưng khi bạn để bản thân đạt đến mức độ khinh thường hay ghê tởm nửa kia, thì đó chính là lúc mối quan hệ không còn lành mạnh. Cặp đôi nào cũng có xung đột, cặp đôi nào cũng có vấn đề, nhưng cách bạn giải quyết các vấn đề mới chính là nguyên nhân đưa hai người đến hòa hợp hay tan vỡ.
Các cặp đôi dễ ly hôn thường có xu hướng giải quyết vấn đề trong giận dữ, giao tiếp tiêu cực, phê phán, chỉ trích, coi thường, ném đá và thóa mạ nhau. Khi đó, mức độ hormone dồn lên, nhịp tim tăng, cơ căng, da bắt đầu nóng hoặc đổ mồ hôi, và trong dạ bồn chồn. Thời điểm này, không ai còn có thể tiếp nhận thông tin và hoàn toàn mất óc hài hước, tính sáng tạo. Đây chính xác là lúc bạn không nên nói gì thêm nữa.
Tin tốt là, cho dù bạn có rơi vào cuộc tranh cãi đầy lửa gần đây, thì đó cũng không phải dấu hiệu của thảm họa. "Tình yêu chết vì băng chứ không chết vì lửa", có những cặp đôi rơi vào kết cục không còn cố gắng nói chuyện với nhau. Giải quyết xung đột trở nên quá khó khăn, hoặc đau lòng tới mức họ từ bỏ, tạo ra hố ngăn cách lớn hơn và sống với nhau giống như bạn cùng phòng chứ không còn là vợ chồng nữa. Sự bất đồng trong tâm hồn, cảm xúc mới là dấu hiệu cuối cùng của chia tay. "Chỉ cần hai người còn có chuyện để tranh cãi, thì cuộc hôn nhân vẫn chưa bị đẩy đến bờ vực cuối cùng".
Theo Huyền Anh (Dân Trí-WD)