Thí sinh làm thủ tục tại một hội đồng thi. Ảnh: P.ĐIỀN
Theo đó, nhà trường đã có quyết định bảo đảm sự ổn định cao nhất cho phụ huynh và thí sinh, bằng việc giữ các môn thi tích hợp theo khối thi truyền thống của trường: A, A1, B, D1.
Nhóm 1: các ngành xét tuyển theo các môn thi toán, lý, hoá (khối A cũ) hoặc toán, lý, tiếng Anh (A1 củ) bao gồm 7 ngành: công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật nhiệt, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật ô tô, kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, công nghệ thông tin, quản lý đất đai.
Nhóm 2: Các ngành xét tuyển môn toán, lý, hoá (khối A cũ) hoặc toán, hoá, sinh (khối B củ) gồm 16 ngành: Công nghệ chế biến lâm sản, lâm nghiệp, công nghệ kỹ thuật hóa học, chăn nuôi, thú y, nông học, bảo vệ thực vật, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kỹ thuật môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường, khoa học môi trường, công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, nuôi trồng thủy sản, công nghệ chế biến thủy sản, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.
Nhóm 3: Các ngành xét tuyển môn toán, lý, hoá (khối A cũ) hoặc toán, ngữ văn, tiếng Anh (khối D1 củ) gồm 6 ngành: Bản đồ học, kinh tế, quản trị kinh doanh, kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn, kế toán.
Nhóm 4: Xét tuyển các môn toán, ngữ Văn, tiếng Anh (khối D1 cũ) cho ngành ngôn ngữ Anh.
Phương thức tuyển sinh: Trường tuyển 100% chỉ tiêu dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và dựa trên quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước. Riêng 2 phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai và Ninh Thuận, tuyển thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
TS. Trần Đình Lý đánh giá, nếu thi theo môn, khoảng cách giữa môn cần thi và môn cần học gần nhau hơn, thiết thực hơn, theo đó việc định hướng nghề nghiệp tốt hơn. Còn xét tuyển với các môn tạo thành khối mới, học sinh THPT chưa quen, gây tâm lý bất ổn.