Điền kinh Việt Nam càng lên cao càng gặp gió lớn

Cũng tại Philippines 14 năm trước, khi ấy là SEA Games 23 - 2005, điền kinh Việt Nam đã lên tiếng với khu vực khi nằm trong nhóm ba quốc gia có môn thể thao nữ hoàng mạnh nhất Đông Nam Á cùng Thái Lan (nhất) và Philippines (nhì) khi giành 7 HCV, 9 HCB, 4 HCĐ.

Bây giờ thì điền kinh Việt Nam đang là anh cả với bước tiến mạnh mẽ vượt mặt cả Thái Lan đứng đầu khu vực, thể hiện rõ nhất là ngôi nhất toàn đoàn SEA Games 29 - 2017 tại Malaysia. Đấy cũng là lần đầu điền kinh Việt Nam vượt qua quốc gia thống trị môn thể thao nữ hoàng suốt hàng chục năm.

Điền kinh Việt Nam hai năm trước tạo bước nhảy vọt và năm nay là một thách thức lớn. Ảnh: HẠNH PHÚC

Ngôi vị số một với 17 HCV, 11 HCB, 6 HCĐ đẩy Thái Lan xuống vị trí thứ nhì (9 HCV, 13 HCB, 11 HCĐ) đến nay không chỉ là thách thức cho Thái Lan khi bị vượt mặt mà còn là thách thức cả cho thể thao Việt Nam.

Trong khi Thái Lan quyết tâm giành lại vị trí số một với việc chuẩn bị kỹ, kể cả nhập tịch VĐV thì chủ nhà Philippines cũng âm thầm đầu tư vào các nội dung chạy tốc độ nam, nữ. Việt Nam giữ ngôi đầu nhưng cũng nhận ra một số nội dung có thể mất vàng qua sự xuống phong độ hoặc từ những chuyến tập huấn nước ngoài thất bại. Những cái tên như Lê Tú Chinh (100 m, 200 m, tiếp sức 4 x 100 m nữ), Quách Thị Lan (400 m, 400 m rào, tiếp sức 4 x 400 m nữ), Nguyễn Thị Oanh (800 m và 1.500 m nữ), Thanh Phúc (đi bộ nữ), Thành Ngưng (đi bộ nam), Tiến Trọng (nhảy xa và tam cấp nam)… đứng trước thách thức lớn trong lúc nhà vô địch ASIAD 2018 Bùi Thị Thu Thảo rút lui vào giờ chót là một tổn thất không nhỏ.

Rất khó nhưng hy vọng các VĐV Việt Nam sẽ vượt khó để tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong sự cạnh tranh ráo riết của nhiều quốc gia muốn soán ngôi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới