Hôm nay (13-8) tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Zhang Xiaohui cho biết: "Không có cơ sở nào để kéo dài việc giảm giá đồng nhân dân tệ và Ngân hàng trung ương rõ ràng là có khả năng giữ trị giá đồng tiền ở mức cân bằng".
Ông Patrick Bennett, một chiến lược gia tại ngân hàng Canadian Imperial Bank of Commerce tại Hong Kong khẳng định: "Có vẻ như cơn bĩ cực đã qua đi. Sự can thiệp của PBOC đã khiến thị trường binh lặng trở lại. Đồng Nhân dân tệ trong nước suy yếu mãi mãi chắc chắn là một điều vô lý".
Trung Quốc đang dần chuyển sang sử dụng tỷ giá hối đoái do thị trường quyết định sau hơn bốn tháng bất động - một chính sách ngăn ngừa tình trạng mất giá trong khi đồng đô la đang ngày càng lên do tác động của mức lãi suất cao của Hoa Kỳ. Các tiền tệ của các nước châu Á đã tăng trở lại vào hôm 13-8 sau khi đồng Nhân dân tệ phá giá. Ý kiến dư luận dự đoán rằng một cuộc chiến tranh tiền tệ sẽ xảy ra.
Các nhà chức trách ở Trung Quốc đã bán ra đồng đô la thông qua các ngân hàng nhà nước để hỗ trợ cho Nhân dân tệ vào hôm 12-8 và yêu cầu các ngân hàng hạn chế việc mua "đồng bạc xanh" của một số các doanh nghiệp. Đồng nhân dân tệ vào cùng ngày đã bị hạ giá với tỷ lệ 1,9 %, thấp hơn so với tỷ giá tham chiếu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và gần bằng ngưỡng biên độ giao dịch cho phép là 2%, trước khi nước này cắt giảm thua lỗ.
Cuộc phá giá "có quản lý"
Hôm nay 13-8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tiếp tục giảm giá đồng nhân dân tệ thêm 1,1%, ấn định ở mức: 6,4010 NDT đổi 1 USD. Ngoài ra, đơn vị tiền tệ này được phép dao động trong biên độ 2% so với tỷ giá chính thức của thị trường nội địa Thượng Hải.
Christy Tan, chuyên gia về chiến lược thị trường tại châu Á thuộc ngân hàng National Australia Bank nói rõ: "Hiện tình trạng "phá giá có quản lý" đang được thực hiện và nguy cơ can thiệp vẫn còn rất cao. Tôi nghĩ rằng họ (nhà nước Trung Quốc¬) sẽ quyết tâm thu hẹp khoảng cách giữa mức giá cố định và mức giá thị trường. Hơn nữa mức giá thị trường có khả năng sẽ liên tục bị ảnh hưởng bởi các lực lượng đến từ nền kinh tế phi thị trường, đặc biệt là khi có biến động cao. "
Theo một bài xã luận của tờ báo nhà nước Trung Quốc China Daily cho biết, để xác định mức giá cố định, các nhà hoạch định thị trường phải xem xét các yếu tố như: cung – cầu trao đổi ngoại hối và sự thay đổi trong tỷ giá của các loại tiền tệ lớn.
Toàn bộ công cuộc cải cách nói trên sẽ đóng vai trò làm mục tiêu dài hạn của việc xây dựng một hệ thống hình thành tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và do thị trường quyết định.
Khoảng cách đồng nhân dân tệ trong nước – ngoài nước
Tỷ giá ngoại tệ của nhân dân tệ đã giảm xuống mức kỷ lục 2,1% ngang ngửa với tỷ giá trong nước vào hôm 12-8. Trong khi đó khoảng cách giữa 2 mức giá là 0.1% vào hôm 10-8, trước khi hiện tượng mất giá diễn ra. Giới quan chức của PBOC cho biết họ đang nhắm đến cân bằng hóa tiền tệ trên cả hai thị trường.
Tommy Xie, một nhà kinh tế tại ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corp tại Singapore cho biết: "Khoảng cách giữa nhân dân tệ trong và ngoài nước đã thu hẹp đáng kể do tâm lý thị trường đã được cải thiện."