Du học New Zealand mùa COVID - Trong nguy có cơ

Buổi hội thảo “Chìa khóa du học New Zealand 2021” số thứ 4, do chính các đại diện đến từ Chính phủ New Zealand chia sẻ mở ra cho các bạn trẻ một góc nhìn mới về các chính sách hỗ trợ của Chính phủ New Zealand dành cho du học sinh Việt.

 Giải pháp giáo dục mùa dịch

Năm 2018, kế hoạch chiến lược giáo dục được ký kết như một sự củng cố cho mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và New Zealand. Bà Trenede Dobson, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết: “Các chương trình học bổng đặt nền móng cho mối quan hệ giáo dục của hai nước vẫn tiếp tục phát triển, ngay cả trong khoảng thời gian dịch bệnh”.

Hàng năm, xứ sở Kiwi trở thành bến đỗ của hơn 3.000 du học sinh Việt Nam, bà Trenede Dobson chia sẻ: “Với mạng lưới sinh viên quốc tế tại New Zealand, du học sinh sẽ xây dựng được những mối quan hệ theo suốt con đường sự nghiệp của mình.”

Chính phủ New Zealand đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho du học sinh quốc tế trên cả ba phương diện tài chính, sức khỏe và đời sống tinh thần, ngay khi phát hiện ca COVID đầu tiên vào tháng 2-2020.

Theo chị Vân Bành, Giám đốc thị trường tại Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ): “Chính phủ đã sớm thông báo rằng sinh viên quốc tế đủ điều kiện để được hưởng những chế độ chăm sóc sức khỏe miễn phí, từ việc chẩn đoán cho tới xét nghiệm, tiêm vacxin và cả chi phí điều trị nếu mà chẳng may mắc phải COVID-19.”

Chị Vân Bành, Giám đốc thị trường tại Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ)

Đến cuối năm 2020, hãng Bloomberg đánh giá New Zealand là đất nước có phản ứng tổng thể tốt nhất thế giới trong đại dịch. Anh Quang, Cử nhân Giáo dục đồng chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam Đại học Auckland cho biết đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ kịp thời, cả về vật chất lẫn sức khỏe tinh thần từ phía chính phủ và nhà trường tại New Zealand. Anh chia sẻ: “Mình vẫn được tiếp cận hệ thống y tế như một công dân New Zealand. Đó thực sự là chỗ dựa tinh thần rất là lớn”.

Cơ hội cho du học sinh Việt Nam

“Những bạn sinh viên "lớn lên" trong đại dịch sẽ là những người sẵn sàng nhất cho thế giới hậu COVID. Việc chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng ứng phó là điều cần thiết”, bà Trenede Dobson chia sẻ.

Tại Việt Nam, các trường đại học đã nhanh chóng triển khai chương trình học chuyển tiếp (Pathway) giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận hệ thống giáo dục New Zealand. “Tôi nghĩ những chương trình Pathway nói riêng là một trong những giải pháp sáng tạo không chỉ để đối phó với tình hình COVID khó khăn”, bà Trenede Dobson nhấn mạnh. 

“Những bạn sinh viên "lớn lên" trong đại dịch sẽ là những người sẵn sàng nhất cho thế giới hậu COVID” - bà Trenede nhấn mạnh

Khi theo học chương trình Pathway, học sinh sẽ được tiếp cận với nền giáo dục đẳng cấp của New Zealand khi còn đang ở Việt Nam và dùng nền tảng ấy, như đúng nghĩa của “pathway - đường dẫn” vào chương trình học tại New Zealand. 

Chị Vân khẳng định: “Chương trình Pathway sẽ hỗ trợ các bạn hoàn thiện khả năng ngoại ngữ, chuẩn bị kỹ năng học tập, và đặc biệt là chuẩn bị tâm thế về văn hóa, về đất nước mới. Thậm chí một số bạn tận dụng khoảng thời gian học Pathway để định hình con đường tương lai của mình”.

Tại Việt Nam, Các chương trình học chuyển tiếp vô cùng đa dạng với nhiều cấp bậc và ngành học khác nhau. Trong tương lai sẽ phát triển thêm nhiều ngành nghề mới và hướng tới việc học 100% tại Việt Nam, nhưng vẫn lấy được bằng tại New Zealand. 

Du học Global Pathway 2+1 là chương trình chuyển tiếp du học dựa trên sự công nhận và chuyển đổi tín chỉ giữa UEH-ISB với 4 Đại học hàng đầu ở Úc và New Zealand, gồm 2 giai đoạn đào tạo:

- Giai đoạn 1 - Học tại Việt Nam: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh.

- Giai đoạn 2 - Học tại nước ngoài: Sinh viên chọn 1 trong 4 Đại học và chuyên ngành đào tạo tương ứng để chuyển tiếp.

Xem thêm chi tiết chương trình Du học Global Pathway 2+1 tại https://pathway.isb.edu.vn/ 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới