Đưa “bạn tình” vào luật phòng chống bạo lực gia đình

(PLO)-  Chuyên gia cho rằng cần đưa người có hành vi bạo hành là bạn tình của cha, mẹ người bị hại vào dự luật.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 8-4 Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức Hội thảo góp ý cho dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Tại đây, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều vấn đề từ thực tiễn cần được đưa vào dự thảo luật.

Cưỡng ép ‘chuyện vợ chồng’ có là bạo lực?

Ông Lương Sĩ Nhân, Chánh văn phòng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam nhận xét, dự thảo luật đã bổ sung thêm rất nhiều hành vi của bạo lực gia đình theo tình hình thực tiễn của xã hội hiện nay.

Tuy nhiên trong dự thảo luật chưa làm rõ được khái niệm, tính chất, mức độ của những hành vi này. Điều này khiến cho các cơ quan chức năng khi tiếp nhận thông tin trình báo rất khó xác định hành vi đó có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không để giải quyết, xử lý.

“Một người chồng bị vợ kiểm soát hết tài chính khi đi với bạn bè phải xin tiền người vợ thì có phải bạo lực gia đình hay không? Ở mức độ, biểu hiện như thế nào thì xem là hành vi bạo lực?”, Ông Nhân đặt vấn đề.

Ai cũng có trách nhiệm lên tiếng

Cần bổ sung thêm công tác thanh tra kiểm tra giám sát đối với nhiệm vụ thông tin, truyền thông giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ các cơ quan có liên quan có thẩm quyền chú tâm thực hiện. Mọi cá nhân, tổ chức khi phát hiện dấu hiệu bạo hành gia đình mà có khả năng báo tin, có trách nhiệm báo tin thì phải thực hiện nghĩa vụ báo tin, tố giác. Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật Sở tư pháp TP.HCM

Tiếp đó, ông cũng dẫn chứng tình trạng người phụ nữ bị cưỡng ép quan hệ tình dục, “Đa phần trong xã hội thường nghĩ người vợ phải có trách nhiệm, nghĩa vụ phục tùng nhu cầu cầu tình dục của chồng. Tuy nhiên những lúc người vợ có thể không muốn hoặc cảm thấy không thoải mái, như vậy trong câu chuyện này, thế nào mới gọi là hành vi bạo lực gia đình”, ông Nhân nói tiếp.

Hiện nay thực tế ngoài xã hội có rất nhiều người chưa nhận thức được hành vi của bản thân chính là bạo lực gia đình để tự điều chỉnh. Và cũng rất nhiều nạn nhân không hề biết bản thân đang bị bạo lực gia đình để kịp thời thông tin, trình báo với các cơ quan chức năng. Điều này xuất phát từ việc Luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa làm rõ nội hàm, biểu hiện, tính chất và mức độ của các hành vi bạo lực gia đình.

Ông Lương Sĩ Nhân nhấn mạnh: “Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn liên quan cần làm rõ thêm về nội hàm, biểu hiện, tính chất và mức độ của các hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 4. Điều này giúp tạo sự thống nhất cho các cơ quan chức năng khi tiếp nhận, xử lý, giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, từ đó nâng cao nhận thức cho người dân cũng như đội ngũ cán bộ tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình".Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gồm 6 chương với 62 điều. Trong đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung 42 điều, xây dựng mới 17 điều; bỏ 3 điều.

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gồm 6 chương với 62 điều. Trong đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung 42 điều, xây dựng mới 17 điều; bỏ 3 điều.

Ai là người phải ra khỏi nhà?

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TÚ NGÂN

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TÚ NGÂN

Tại hội thảo, LS Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM nhận xét dự thảo luật khái quát hầu hết vấn đề trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, bà cũng góp ý, dự thảo cần bổ sung một số nội dung khớp thực tế hơn nữa.

Đơn cử, nhiều vụ việc trẻ em gánh chịu cảnh bạo hành do bạn gái của ba hoặc bạn trai của mẹ gây ra, đây là những chủ thể không có mối quan hệ gia đình nhưng gây ra bạo lực và chưa được dự thảo luật nhắc đến. “Cơ quan soạn thảo cần ràng buộc đối tượng là người có quan hệ tình cảm với cha, mẹ bị hại vào dự thảo luật”, LS Nữ nhận định.

Cơ quan soạn thảo cần ràng buộc đối tượng là người có quan hệ tình cảm với cha, mẹ bị hại vào dự thảo luật

“Nơi nào an toàn cho người bị bạo hành?” là vấn đề tiếp theo được LS Nữ đặt ra tại hội thảo. “Khi phụ nữ bị bạo hành, pháp luật quy định cho người phụ nữ được tạm lánh, thoát khỏi nơi ở. Còn người có hành vi bạo hành thì không cần ra đi. Pháp luật chưa thực sự mạnh tay xử lý thủ phạm bạo hành” - Luật sư nói.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ dẫn chứng đã có trường hợp bị cáo mang tội "Giết người" vì siết cổ chồng nhưng trước đó tội phạm là nạn nhân của bạo lực gia đình và nhiều lần vào nhà tạm lánh. Nhưng vì con cái nên phải quay về nhà và xảy ra tranh chấp với chồng dẫn đến án mạng.

Đồng quan điểm, bà Trần Hải Yến, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM cũng cho rằng hiện pháp luật chưa đề cập rõ đối tượng phải ra khỏi nhà khi có bạo hành xảy ra. “Đa phần, phụ nữ là nạn nhân bị bạo hành lại phải ra khỏi nhà”, bà Yến nói.

Từ các dẫn chứng trên, hai nữ chuyên gia đều cho rằng dự thảo luật cần đề cập rõ hơn về hình thức xử lý người có hành vi bạo lực gia đình và quy định rõ nơi đối tượng này phải là người ra khỏi nhà khi thực hiện hành vi bạo hành.

Lập “địa chỉ tin cậy” phải bằng văn bản

Dự thảo luật có đề cập đến việc lập "địa chỉ tin cậy ở cộng đồng dân cư" với ba hình thức: thông báo trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc gửi văn bản đến UBND cấp xã. Việc lập “địa chỉ tin vậy” phải bằng văn bản để tranh nguy cơ bị lợi dụng, trục lợi như một số vụ việc đã xảy ra: cơ sở nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi giả mạo, lợi dụng chính hoàn cảnh của nạn nhân để trục lợi cá nhân.

BSCKII Phạm Quốc Hùng, trưởng phòng CTXH bệnh viện Hùng Vương

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm