Gần 10 năm chưa quy hoạch xong 3 loại rừng ở Lâm Đồng

(PLO)- Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã chỉ ra và xác định vẫn còn hàng ngàn hecta đất đưa ra và đưa vào quy hoạch ba loại rừng chưa phù hợp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngoài hai khu dân cư nói trên thì hiện nay hàng ngàn người dân có đất ở và đất sản xuất nông nghiệp trong phạm vi quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn kiên nhẫn chờ kết quả điều chỉnh phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng. Trong khi đến nay việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục, rà soát, tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể thực hiện.

Nguyên nhân của việc chậm trễ

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết tính đến ngày 10-4, Sở NN&PTNT chưa nhận được báo cáo bổ sung, hoàn thiện từ các địa phương trên địa bàn tỉnh nên cơ quan này chưa có cơ sở để tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến công tác rà soát điều chỉnh phân loại rừng.

Tỉnh Lâm Đồng.JPG
Khu dân cư Khởi Nghĩa Bắc Sơn ngay trung tâm TP Đà Lạt nhìn từ trên cao. Ảnh: VÕ TÙNG

Đại diện sở này lý giải sự chậm trễ này do nhiều nguyên nhân. Trong đó, việc rà soát điều chỉnh được UBND tỉnh giao trực tiếp cho các địa phương thực hiện trên cơ sở kế thừa hiện trạng đất đai theo phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2022 và rà soát thực tế để điều chỉnh cho phù hợp.

“Đúng ra Phòng TN&MT cấp huyện là cơ quan chuyên môn chính được giao thực hiện việc rà soát. Tuy nhiên, các địa phương cấp huyện lại thường giao việc rà soát cho các công chức chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiến hành tham mưu. Trong khi các đầu mối tổng hợp tại mỗi địa phương lại không giống nhau đã ảnh hưởng đến công tác tổng hợp của Sở NN&PTNT” - Sở NN&PTNT nói.

Một lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết một trong những bất cập trong việc rà soát đó là UBND tỉnh giao trực tiếp cho các UBND cấp huyện. Trong khi đó, ở mỗi huyện lại có sự khác nhau trong việc giao cho cán bộ chuyên môn. Có huyện thì giao cho kiểm lâm, có huyện lại giao cho phòng nông nghiệp nhưng cũng có huyện giao cho Phòng TN&MT. Điều này dẫn đến thiếu đồng bộ, thống nhất giữa đơn vị tham mưu chính.

Tính đến ngày 19-3, Sở NN&PTNT tỉnh đã nhận được báo cáo bổ sung phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng của 8/12 địa phương, gồm Đạ Huoai, Đơn Dương, Lạc Dương, Đam Rông, Di Linh, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm. Bốn địa phương chưa có báo cáo là các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, TP Bảo Lộc, TP Đà Lạt.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, việc rà soát đưa vào và đưa ra ranh giới các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc khách quan. Đó là cơ sở dữ liệu phục vụ công tác rà soát phân loại rừng của một số ngành, lĩnh vực chưa đồng nhất. Một số dữ liệu chưa được số hóa hoặc thất lạc nên không có căn cứ để thực hiện rà soát điều chỉnh phân loại rừng cho phù hợp với thực tế.

Cũng theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, nguyên nhân khiến tiến độ thực hiện điều chỉnh phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng là do UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương phải thông qua Thường trực Huyện ủy, Thành ủy; Thường trực HĐND cấp huyện trước khi gửi báo cáo về Sở NN&PTNT.

Một lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết một trong những bất cập trong việc rà soát đó là UBND tỉnh giao trực tiếp cho các UBND cấp huyện.

Lúng túng trong xác định hiện trạng rừng, đất rừng

Theo thu thập của chúng tôi, tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh Lâm Đồng được xác định là 596.476 ha, gồm rừng đặc dụng 84.119 ha, rừng phòng hộ 172.800 ha; rừng sản xuất 339.557 ha.

Ngày 9-10-2008, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu ba loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030.

Trước thời điểm này, tỉnh Lâm Đồng chưa có quy hoạch ba loại rừng nên việc quản lý, bảo vệ đất lâm nghiệp được thực hiện trên cơ sở các quyết định phê chuẩn phân định ranh giới đất nông nghiệp, lâm nghiệp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện.

IMG_5017.jpeg
Người dân Lâm Đồng mòn mỏi chờ quy hoạch 3 loại rừng. Ảnh: VÕ TÙNG

Ngày 21-3-2023, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng có Kết luận thanh tra số 22 về trách nhiệm của giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh trong việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục, rà soát, tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh ba loại rừng trên địa bàn tỉnh. Tại đây, cơ quan Thanh tra tỉnh chỉ ra diện tích đưa ra khỏi quy hoạch ba loại rừng không phù hợp là 1.016,50 ha/2.187 vị trí. Trong khi diện tích đưa ra ngoài quy hoạch ba loại rừng không phù hợp là 835,16 ha/1.754 vị trí. Như vậy, tổng diện tích đưa ra ngoài quy hoạch ba loại rừng không phù hợp là 1.851,66 ha/3.941 vị trí.

Ngoài ra, việc điều chỉnh đưa vào quy hoạch ba loại rừng vẫn còn các diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ổn định và diện tích đất đã sử dụng với mục đích khác. Trong đó, tổng diện tích đã được cấp chủ quyền, diện tích người dân đã sản xuất nông nghiệp ổn định nằm ngoài quy hoạch ba loại rừng, diện tích được sử dụng với mục đích khác được điều chỉnh vào quy hoạch ba loại rừng là 229,53 ha/813 vị trí.

Trong đó, diện tích đã được cấp chủ quyền cho các hộ gia đình, cá nhân là 73,04 ha/305 vị trí. Diện tích người dân đã sản xuất nông nghiệp ổn định nằm ngoài quy hoạch ba loại rừng là 151,64 ha/487 vị trí. Diện tích được sử dụng với mục đích khác (giao thông, mặt nước, nghĩa trang...) là 4,85 ha/21 vị trí.

Cùng với đó, tổng diện tích đã cấp giấy chủ quyền nhưng thuộc quy hoạch ba loại rừng chưa được điều chỉnh ra ngoài quy hoạch ba loại rừng là 1.157,38 ha.•

Sáu địa phương không đưa vào đất rừng 2.856 ha rừng

Tại Kết luận thanh tra số 22, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng nêu: Việc phối hợp giữa đơn vị tư vấn với UBND các huyện, TP và các đơn vị chủ rừng còn chưa chặt chẽ, chưa làm hết trách nhiệm nên còn để xảy ra các tồn tại, hạn chế. Trong đó có sáu địa phương gồm Đức Trọng, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Sáu địa phương này có 2.856,87 ha/1.832 vị trí có khả năng xem xét đưa vào quy hoạch nhưng UBND các huyện, TP chưa rà soát nguồn gốc, việc sử dụng đất và các hồ sơ có liên quan cụ thể từng vị trí để xem xét, đánh giá đưa vào quy hoạch ba loại rừng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm