Việt Hương: 'Em không có bệnh gì hết'

Mở đầu tiểu phẩm, người xem thảng thốt khi nghe thấy tiếng gọi: "Hương ơi! Hương ơi!”  vô cùng thảm thiết từ đâu vọng vào.

Việt Hương đang quét nhà nhìn ra thì thấy Phương Dung đang từ cửa đi vào, theo sau là Hoàng Mèo đang cầm điện thoại quay video.

Nhân vật Việt Hương trong tiểu phẩm. (Ảnh do chương trình cung cấp)

Nếu Việt Hương thấy anh chị từ dưới quê lên thăm mình mặt hớn hở bao nhiêu thì Phương Dung lại tỏ ra đau khổ bấy nhiêu: Sao vậy em? Em đừng dối lòng mình nữa.

Em bị bệnh suy thận thì phải nói cho anh chị biết, nếu mà không có tiền thì anh chị bán ruộng vườn, đất đai để chữa trị cho em”.

Đang nói dở thì nhân vật Phương Dung quay qua Hoàng Mèo nói: “Quay tiếp đi em, quay tiếp đi”.

Thấy Phương Dung nói mình bị suy thận, Việt Hương cũng ôm lưng cố diễn theo cho ăn ý.

Diễn một hồi, Việt Hương quay qua hỏi tại sao lại quay livestream thì Phương Dung buột miệng nói: "Quay lại nhỡ mai mốt em đi rồi”, sực nhớ ra mình bị hớ nên nhanh tay bịt miệng lại.

Thấy vậy, Việt Hương cũng nói: “Em tưởng chị Hai với em Hoàng lên đây chơi rồi quay lại cho bà con làng xóm ở nhà xem cho vui nên em mới diễn theo, chứ em không có bệnh gì hết. Em chỉ có bệnh giàu thôi”.

Hoàng Mèo, Phương Dung và Việt Hương trong tiểu phẩm.

Nghe Việt Hương nói không bị bệnh gì, Hoàng Mèo thắc mắc không hiểu tại sao con ruột của nhân vật này lại nói chị bị suy thận thì nhận được câu trả lời: “Chị có bị phù tay chân, mệt mỏi và chán ăn. Nhưng chị bị tiểu đường mấy năm nay rồi chứ có bị gì đâu. Toàn nói tào lao”.

Nghe Việt Hương nói vậy, Phương Dung liền trách mắng em mình đừng bao giờ chủ quan vì có người họ hàng ở quê cũng bị tiểu đường giờ đã biến chứng qua suy thận.

Việt Hương không tin hỏi lại với giọng điệu nghi hoặc: “Thật không đó? Hai chị em đừng có hù tui, thấy tui giàu nên hù tui đúng không?”.

Cạn lời vì sự cứng đầu của chị mình, Hoàng Mèo đã đề nghị tìm đến bác sĩ để được nghe tư vấn.

ThS-BS Đặng Thanh Huy, chuyên khoa Hồi sức cấp cứu - BV Gia An 115.

Khi xem qua tiểu phẩm của chương trình, ThS-BS Đặng Thanh Huy, chuyên khoa Hồi sức cấp cứu - BV Gia An 115, chia sẻ: “Ở bệnh nhân bị tiểu đường, đường huyết tăng cao và kéo dài sẽ phá vỡ các mao mạch nhỏ trong cơ thể, đặc biệt là các mao mạch ở nang cầu thận.

Chức năng của thận là lọc ra nước tiểu, làm giảm và cô đặc nước tiểu giúp chúng ta không phải đi tiểu đêm nhiều. Trong trường hợp thận bị suy yếu, dấu hiệu đầu tiên là chúng ta đi tiểu đêm nhiều và lượng đường trong nước tiểu cao.

Chức năng suy thận kéo dài người bệnh sẽ thấy bị sưng phù mắt cá chân. Nếu thận bị suy thì chúng ta bắt buộc phải chạy thận định kỳ, mà chạy thận vô cùng tốn kém hoặc nặng hơn người bệnh phải thay hoặc ghép thận”.

“Người mắc bệnh tiểu đường để không dẫn đến biến chứng suy thận cần tuân thủ điều trị theo nguyên tắc "kiềng ba chân": Ăn uống hợp lý - tập luyện đúng cách và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp dùng thảo dược chuyên điều trị tiểu đường được cấp phép của Bộ Y tế cũng rất hiệu quả trong quá trình trị bệnh”  - BS Đặng Thanh Huy cho biết thêm.

Chương trình Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ vào khung giờ 12 giờ 50 Chủ nhật hằng tuần trên kênh THVL1.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm