Giáo viên nhận xét điểm thi môn Văn vào lớp 10 Hà Nội: Có thể không cao bằng năm ngoái

(PLO)- Nếu ôn tập kỹ, không học tủ, nắm chắc kiến thức và kỹ năng thì học sinh có thể tự tin đạt được 70-80% trở lên đối với yêu cầu của đề thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng nay 8-6, sau 120 phút làm bài, gần 106.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Văn vào lớp 10 THPT công lập năm 2024.

Đề thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội gồm 2 phần, trong đó phần I - Nghị luận văn học chiếm 6,5 điểm, và phần II - Nghị luận xã hội chiếm 3,5 điểm.

Cô giáo Nguyễn Phương Thanh, Tổ phó tổ Văn-Sử-Địa-GDCD - trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình) nhận xét đề thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay có cấu trúc 2 phần quen thuộc giống như mọi năm.

Các câu hỏi được sắp xếp theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, đáp ứng được yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh, không đánh đố nhưng vẫn có những câu có tính phân loại để lựa chọn được học sinh khá giỏi, đáp ứng tốt yêu cầu của một kỳ thi tuyển sinh.

đề thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội.jpg
Học sinh trước khi bước vào phòng làm bài thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội sáng 8-6. Ảnh: TT

Nhận xét cụ thể từng phần, cô Thanh cho biết đề thi có một số câu hỏi khá quen thuộc, khá “dễ thở” với học sinh như câu 1 phần I (về thể thơ và liên hệ tới các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS được viết theo thể thơ tương tự) hoặc câu 1 phần II (về phép liên kết).

“Tuy nhiên, đề thi cũng chú trọng vào các câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh như câu 2 và câu 3 phần I, và tạo cơ hội cho học sinh thể hiện quan điểm, ý kiến riêng của mình như trong câu 2, 3 phần II”, cô Thanh nói.

Theo cô Thanh, tác phẩm “Đồng chí” là bài thơ quen thuộc với học sinh trong chương trình Ngữ văn 9, các câu hỏi đọc hiểu không quá bất ngờ với các con nhưng vẫn có khả năng phân loại được học sinh nào nắm chắc, hiểu sâu về tác phẩm, học sinh nào không.

Ở phần II, ngữ liệu cho phần đọc hiểu và viết đoạn nghị luận xã hội có nhiều điểm mới mẻ, nêu lên được một vấn đề có ý nghĩa với các bạn trẻ ngày nay. Đó là “cố gắng sống để được người khác yêu quý, thừa nhận, để đáp ứng mong đợi của người khác hay sống vì chính mình”, từ đó gợi dẫn đến phần bàn luận về chủ đề “Nên ứng xử như thế nào trước mong đợi của những người thân yêu với chúng ta”.

Tôi nghĩ đây là một chủ đề có tính gần gũi, thiết thực và gây hứng thú đối với học sinh. Tuy vậy, chủ đề của phần nghị luận xã hội cũng khá mới mẻ nên có thể đã gây bất ngờ với một số học sinh.

- Cô giáo Nguyễn Phương Thanh, Tổ phó tổ Văn-Sử-Địa-GDCD, trường THCS Giảng Võ -

thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội 1.jpg
Học sinh đến điểm thi tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội. Ảnh: TT

Về phổ điểm thi, theo giáo viên trường THCS Giảng Võ, năm ngoái, đề thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội hỏi vào phần truyện, học sinh dễ viết hơn nên phổ điểm cao hơn so với nhiều năm. Năm nay đề thi hỏi vào thơ, đề thi có phần khá bất ngờ nên phổ điểm có thể không cao bằng năm ngoái.

“Tôi nghĩ đây là một đề thi khá hay. Nếu các con ôn tập kỹ, không học tủ, nắm chắc kiến thức và kỹ năng thì vẫn có thể tự tin đạt được 70-80% trở lên đối với yêu cầu của đề bài này”, cô Thanh nhấn mạnh.

Dưới đây là gợi ý giải đề thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội của trường Hòa Bình - La Trobe Hà Nội:

gợi ý giải đề môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội.jpg
gợi ý giải đề môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội 1.jpg

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm