|
Đôi giày của Amusan sử dụng có phần đế dày hơn so với các đồng nghiệp. Ảnh: GETTY |
Chân chạy người Nigeria – Amusan đã sử dụng mang đôi giày Adidas Adizero Avanti, nhãn hiệu được thiết kế riêng cho các VĐV thi đấu các cự ly chạy dài 5-10 km. Cô đã giành HCV 100 m vượt rào, thành tích 12,06 giây được công bố là kỷ lục thế giới mới nhưng sau đó không được công nhận do tốc độ gió tại SVĐ Hayward Field quá cao.
Clip tiết lộ lý do đội tuyển điền kinh Mỹ mất HCV về tay Canada
Trước đó tại vòng bán kết, Tobi Amusan đã chính thức phá kỷ lục thế giới với thông số 12,12 giây.
Tiết lộ với The Guardian, Amusan cho biết ý định sử dụng giày theo yêu cầu do chấn thương: “Khả năng của tôi không phụ thuộc vào đôi giày đinh. Tôi bị viêm gan bàn chân từ đầu mùa giải, điều đó khiến tôi mất một thời gian dài để trở lại. Tôi đã nói chuyện với Adidas và đưa ra yêu cầu, liệu tôi có thể đi giày đinh có đế mềm hơn không. Họ đã giới thiệu rất nhiều thứ và tôi cảm thấy thoải mái về điều đó. Vậy nên tôi đã sử dụng chúng”.
|
Tobi Amusan giành chức vô địch 100 m rào thế giới... |
|
...và tiền thưởng 100 ngàn USD dành cho kỷ lục thế giới mới. Ảnh: GETTY |
Công nghệ chế tác giày điền kinh bắt đầu được chú ý, kể từ khi các kỷ lục liên tục ra đời gây nên sự xáo trộn hồi năm ngoái. Các cơ quan quản lý môn điền kinh cũng như Điền kinh Thế giới đang cố gắng “vạch” ra ranh giới giữa sự đổi mới và lợi thế không công bằng mà nó đem lại cho các VĐV.
Được biết, các quy định hiện hành chỉ cho phép VĐV sử dụng giày có độ dày tối đa từ 20-25 mm ở các nội dung chạy ngắn. Trong khi các VĐV được phép sử dụng giày có đế dày đến 40 mm ở các cự ly chạy dài.
Giày đinh chạy nước rút không thể có đế dày hơn 20 mm, giống như đôi giày Amusan đã sử dụng ở chung kết cự ly 100 m rào nữ và giành chức vô địch thế giới.
Tháng 12 năm ngoái, Điền kinh Thế giới đã đưa ra thông báo, độ dày của đế đối với tất cả các loại giày sử dụng tại các giải điền kinh sẽ được đơn giản hóa không dày hơn 20 mm. Qui định này chính thức được áp dụng kể từ ngày 1-11-2024.