“Những gì có thể làm được cho bóng đá nữ, VFF cũng đã làm hết khả năng rồi. Nhiều người chỉ trích là chúng tôi không cho đội tập huấn ở Nhật nhưng thực tế là vì cùng bảng với Việt Nam. Còn nói làm gì để bóng đá nữ phát triển thì ai cũng nói được như phải đào tạo trẻ; phải tìm HLV giỏi; phải cải thiện chất lượng giải vô địch quốc gia. Thế nhưng vấn đề là làm sao thực hiện được trong bối cảnh ngân sách VFF eo hẹp, xin tiền bên trên không được, còn gõ cửa doanh nghiệp thì đều không được đáp lại…”.
Trong khi đó, hân hoan với chiến tích của bóng đá nữ Thái Lan, nữ HLV trưởng Nuengrutai Srathongvian đề cập: “Bên cạnh việc duy trì thế hệ cầu thủ từng vô địch năm 2007, Thái Lan vẫn không ngừng phát hiện thêm tài năng từ thể thao học đường để tiếp nối, tạo nên một đội tuyển Thái Lan đủ mạnh và có chiều sâu. Khi cơ hội dự World Cup đến, chúng tôi rất tự tin vào lứa cầu thủ của mình bởi đã có bước chuẩn bị rất kỹ từ việc phát triển nền tảng bóng đá nữ Thái Lan…”.
Trận play off giữa Việt Nam và Thái Lan là cuộc đọ sức giữa một bên là đến hạn thì đổ tiền “vỗ béo”, còn một bên là chiều sâu từ nền tảng rất chuyên nghiệp được duy trì bằng lộ trình dài hơi được phát triển sâu rộng từ bóng đá học đường.
Và quan trọng hơn là họ biết kiếm tiền lẫn biết đầu tư đúng chỗ. Nó khác hẳn với kiểu vung vít chuyện mang tiền về thật nhiều nhưng đến lúc cần cho bóng đá nữ lại than thở chẳng biết kiếm ở đâu.
NGUYỄN NGUYÊN