Bá Hùng từng là cầu thủ của Công an TP.HCM và từng khoác áo đội tuyển TP.HCM trong những năm 1990 nên hiểu được những mất mát của bóng đá TP.HCM. Anh trăn trở với những hụt hẫng của bóng đá trẻ TP.HCM qua công tác thống kê của một người làm công tác đi tìm và tuyển chọn cầu thủ trẻ ở khu vực phía Nam, trong đó có TP.HCM.
Tại sao cầu thủ năng khiếu TP.HCM lên tuyển khó?
Vấn đề tiếp theo mà Bá Hùng quan tâm là bóng đá TP.HCM hiện giờ không khuyến khích các phụ huynh hồ hởi cho con mình vào trường năng khiếu. Cần phải cho các phụ huynh có niềm tin và nhìn thấy lối ra, những hướng đi thực sự cho con em mình thì họ mới “say” gửi gắm con em vào.
Cầu thủ trẻ thiếu sân nhưng Phú Thọ lại dư sân mà bỏ phí
Vấn đề mà Phan Bá Hùng quan tâm là cái sân và thầy cho lớp trẻ của bóng đá TP.HCM bây giờ. Anh không thể tin được cái sân Hoa Lư có tý tẹo mà lại chứa đủ lứa san sẻ tập. Anh cũng không đồng tình với việc bóng đá ở chen chúc trong Trường Nghiệp vụ với đủ môn. Khác hẳn với võ đã có đất ở Phú Thọ, điền kinh có giang sơn ở sân Thống Nhất...
Trong khi đó thì quỹ đất ở Phú Thọ rất lớn và hàng tuần chỉ phục vụ cho đua ngựa có hai ngày cuối tuần. Bá Hùng đặt ra trăn trở và cũng là đề nghị: “Sao không đổi sân Hoa Lư và Trường Nghiệp vụ để có được quỹ đất rất lớn ở Phú Thọ? Nơi ấy có thể làm được tám sân cỏ và giải quyết được việc “thiếu sân tập” cho các cầu thủ trẻ, đồng thời có thể làm thành một khu ăn bóng đá, ngủ bóng đá”. Bá Hùng nhấn mạnh: “Tôi rất thích loạt bài của chú Lê Bửu với câu “Lãnh đạo TP.HCM chưa quán triệt, chưa hết mình cho thể thao”. Đúng là TP.HCM là một trung tâm kinh tế nhưng bây giờ tìm sân tập cho các em không ra thì lấy gì các thầy hết mình, hết lòng. Cái mất của bóng đá TP.HCM là bóng đá trẻ không có lối ra ngay từ việc tìm cái sân tập”.
Với những trăn trở của một người theo dõi xuyên suốt bóng đá trẻ, rõ ràng là bóng đá TP.HCM bị bỏ rơi.
NGUYỄN HUY