Hành trình đưa TPBank trở thành 'Ngân hàng vững mạnh hàng đầu Việt Nam 2022'

(PLO)- Dù chịu nhiều tác động của thị trường nhưng nhờ khả năng quản trị tốt, chất lượng tài sản đảm bảo cùng chiến lược phát triển số hóa, năm 2022, TPBank không chỉ gặt hái kết quả kinh doanh khả quan mà còn tiếp tục được xếp hạng uy tín cao trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Năm 2022 là năm kinh tế thế giới và trong nước đều phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB) đã chủ động trong các kế hoạch kinh doanh, thực hiện kiểm soát chặt chẽ doanh thu - chi phí để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và diễn biến thị trường trên cơ sở trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

Bền bỉ vượt qua 2022 đầy thách thức

Với những nỗ lực bền bỉ, năm 2022, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 7.828 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 30% so với năm 2021. Mức lợi nhuận này còn đến từ việc gia tăng dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại để tăng thu nhập từ phí. Ngoài ra, sự phục hồi tích cực của các khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh cũng góp phần gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn các năm trước.

Tổng tài sản của ngân hàng ghi nhận tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, cán mốc gần 329 nghìn tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm nay đạt trên 15.600 tỷ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. Lãi thuần từ dịch vụ đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng gần 75% so với cùng kỳ.

TPBank trở thành “Ngân hàng vững mạnh hàng đầu Việt Nam 2022”

TPBank trở thành “Ngân hàng vững mạnh hàng đầu Việt Nam 2022”

Tổng huy động năm 2022 của TPBank đạt khoảng 289.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Nguồn vốn được TPBank sử dụng hiệu quả với chỉ số ROA đạt khoảng 2%. Tỷ lệ LDR của TPBank ở mức khoảng 85%, TPBank đã thu hút được nguồn vốn huy động lớn từ dân cư, chính bởi niềm tin và sự ghi nhận từ khách hàng vào một định chế tài chính vững mạnh.

Những năm gần đây, TPBank luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ với người dân và khách hàng xuyên suốt các thời kỳ khó khăn bởi dịch bệnh và diễn biến bất định của thị trường. Không chỉ đóng góp hàng chục tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh, TPBank liên tục đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất lớn và đặc biệt sẵn sàng chia sẻ phần nào lợi nhuận kinh doanh của mình trong năm để bình ổn lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Những con số bứt phá đầy ấn tượng trên là minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực của TPBank trong những năm gần đây, không chỉ tạo được dấu ấn mạnh về quản trị mà còn không ngừng số hóa. Một loạt giải thưởng liên tiếp cho ngân hàng số của The Asian Banker, IDG Việt Nam và AIBP trong năm 2022 đã khẳng định uy tín và thành công của nhà băng trong việc chuyển đổi số toàn diện.

10 năm phát triển vững vàng, vươn lên trở thành ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2022

Giới phân tích vẫn thường nhắc đến TPBank như một ví dụ về sự thành công của chuyển đổi số một cách thực chất và hiệu quả. Có thể nói, chuyển đổi số đã “chuyển đổi số… phận” của TPBank, giúp nhà băng từ một ngân hàng phải tái cơ cấu với khoản lỗ lũy kế hàng ngàn tỷ vươn lên trở thành một ngân hàng hoạt động hiệu quả với ROE hai năm gần nhất lần lượt là 22,61% (2021) và 21,48% (2022) thuộc TOP cao trong hệ thống NHTM.

Sau 10 năm, chỉ số lợi nhuận mà TPBank gặt hái được có đóng góp rất lớn từ các giải pháp số cho sản phẩm và dịch vụ số đặc trưng, khác biệt.

Sau 10 năm, chỉ số lợi nhuận mà TPBank gặt hái được có đóng góp rất lớn từ các giải pháp số cho sản phẩm và dịch vụ số đặc trưng, khác biệt.

Tháng 12-2022, trong bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do tạp chí The Asian Banker công bố, TPBank đứng thứ 61, vượt 143 bậc so với năm ngoái. Trong các ngân hàng Việt, TPBank gây bất ngờ khi từ vị trí thứ 7 năm 2021 để vươn lên dẫn đầu trong bảng xếp hạng năm 2022 với điểm số cao ở nhiều tiêu chí như tỷ lệ an toàn vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, thanh khoản…

Tiên phong áp dụng theo chuẩn Basel III, ILAAP, IFRS, các chỉ số về an toàn vốn và thanh khoản được TPBank quản lý rất chặt chẽ. Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn theo Basel III (CAR) tại 30-11-2022 đạt 12.96 %, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn là 8%. Tỷ lệ nợ xấu của luôn nằm trong top thấp nhất khi được kiểm soát chặt chẽ ở mức dưới 1%.

Năm 2022, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VNR) công bố TPBank là một trong 10 ngân hàng thương mại Việt Nam Uy tín, đồng thời là một trong số 4 ngân hàng tư nhân Uy tín nhất của năm 2022. Xếp hạng tín nhiệm của TPBank được Moody's nâng lên mức 3, triển vọng ổn định, khẳng định hành trình tiến bước vững vàng của ngân hàng trong năm 2023 và nhiều năm tiếp theo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm