Ông dùng từ “ngạo mạn” để nói lên nỗi lo mà ông sợ các học trò mình say sưa trên chiến thắng và đỉnh vinh quang. Nói thế nhưng ông vẫn thừa nhận rằng các học trò của ông rất ngoan và hy vọng họ ý thức được đời cầu thủ chuyên nghiệp.
HLV Park Hang-seo chia sẻ: “Tôi mong các cầu thủ của tôi sống có trách nhiệm với tình yêu của người hâm mộ. Qua những tấm lòng và sự tôn vinh mà người hâm mộ dành cho họ, tôi hy vọng họ ý thức và nỗ lực gấp đôi trong tập luyện và tránh sự ngạo mạn vốn là kẻ thù của cầu thủ…”.
Chắc hẳn khi đề cập đến điều đấy, ông Park Hang-seo đã nhớ đến những gì mà khi làm trợ lý cho HLV Guus Hiddink cùng chiến tích mà bóng đá Hàn Quốc lập được tại World Cup 2002. Đó là thành tích hạng tư thế giới, được xem là vĩ đại của bóng đá châu Á mà sau kỳ tích đấy bóng đá Hàn Quốc chưa bao giờ tái lập được cùng sự tuột dốc của một thế hệ cầu thủ. Rõ nhất là chỉ một năm sau, đội Olympic Hàn Quốc với sáu cầu thủ từng dự World Cup 2002 đã thua cả Olympic Việt Nam ở vòng loại khu vực châu Á.
HLV Park Hang-seo mừng với thành tích của các học trò nhưng vẫn lo “gió máy” trên đỉnh vinh quang. Ảnh: HUY PHẠM
Nhân những lo lắng không thừa tí nào của HLV Park Hang-seo lại nhớ đến lá thư của HLV Karl Heinz Weigang sau khi dẫn dắt đội tuyển Việt Nam đoạt HCB SEA Games 18 - 1995 trở về. Đó là bản viết tay dài 12 trang của HLV này gửi LĐBĐ Việt Nam với những điểm nhấn rất rõ, phân tích vì sao bóng đá Việt Nam vào đến chung kết SEA Games 18 và những điểm yếu cần khắc phục qua việc xác định đúng thực lực của mình.
Trong bản báo cáo đấy, ông Weigang nhắc rất kỹ đến yếu tố tinh thần và khả năng thực có của “thế hệ vàng”. Nhưng còn kém xa các đội bóng đứng dưới chúng ta ở SEA Games 18 hay bị chúng ta loại ở vòng bảng lẫn bán kết.
Trở lại với HLV Park Hang-seo ông nói rằng bóng đá Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển bởi tố chất, con người. Hơn hết là tình yêu mến của người hâm mộ còn mãnh liệt hơn cả người Hàn Quốc mừng với chiến công đội nhà ở World Cup 2002.
Tuy nhiên, ông không cho phép sự thỏa mãn với tư tưởng chúng ta đã ở trên đỉnh. Ông cũng hiểu được sự khác biệt rất lớn giữa bóng đá trẻ như U-23 và cấp độ đội tuyển. Thế nên khi người hâm mộ khắp nước còn đang say với men chiến thắng của U-23 và các cầu thủ còn bận bịu hết show này đến show khác thì ông Park Hang-seo đã đưa ra lời khuyên nên dừng việc ăn mừng lại và tập trung chuẩn bị ngay từ bây giờ.
2018 bóng đá Việt Nam còn rất nhiều thách thức từ Asian Cup tại Indonesia đến AFF Cup lần đầu đá theo thể thức mới và cả hai giải đấy đều là cấp đội tuyển, tức khó hơn U-23 rất nhiều.
Gió ở trên đỉnh là điều mà người thầy Park Hang-seo rất sợ bởi ông trải nghiệm rất rõ qua bóng đá Hàn Quốc sau World Cup 2002 và hy vọng ông có kinh nghiệm để giúp các cầu thủ của mình tránh gió. Điều này còn lệ thuộc rất lớn vào tính chuyên nghiệp của từng cầu thủ và các CLB mà họ đang khoác áo thi đấu. Trước mắt sẽ là một V-League với nhiều thuận lợi lẫn lực đẩy từ U-23 Việt Nam nhưng lại cũng là một thách thức cho chính những người hùng từng được tung hô.
Ngay cả chuyện chia tiền thưởng HLV Park Hang-seo cũng có ý kiến rất rõ ràng, đó là phải có sự đồng thuận 100% từ toàn đội, tránh để những đố kỵ và bất đồng làm ảnh hưởng đến nhiều mặt về tư tưởng, gây những hiệu ứng không tốt.
Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh đồng tình với HLV Park Hang-seo Chia sẻ về chiến tích của U-23 Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Văn Vinh thừa nhận hiệu ứng của U-23 rất tốt cho bóng đá Việt Nam trong việc phát triển nền tảng bóng đá nước nhà. Đó cũng là tín hiệu tốt để những doanh nhân từng đổ tiền đầu tư cho bóng đá như bầu Đức, bầu Hiển và lãnh đạo các lò bóng đá như Viettel, PVF hạnh phúc với các “công trình” của mình, đồng thời mở rộng sang nhiều lò đào tạo khác. Tuy nhiên, thành tích đấy cũng là một thách thức lớn buộc những nhà làm bóng đá phải nhìn xa hơn trong việc xây dựng những chiến lược để phát triển thay vì hài lòng với vị trí mình đứng ở giải U-23 châu Á. Đạt được thành tích đó và được người hâm mộ cả nước ghi nhận là điều rất hãnh diện và quan trọng nhất là phải giữ như thế nào để phát triển tốt hơn và chuyên nghiệp hơn… ĐT |