Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cũng lần đầu cung cấp thông tin chung về dự án. Cụ thể, dự án cần số vốn 7.497-14.995 tỉ đồng (tương đương 330-660 triệu USD). Hình thức đầu tư ODA hoặc PPP. Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến 2023.
Được biết toàn tuyến tàu điện sẽ có chiều dài khoảng 33 km, hướng tuyến chủ yếu kết nối từ sân bay quốc tế Đà Nẵng qua trung tâm TP đến Hội An theo tuyến đường ven biển. Với hình thức vay vốn ODA, chủ đầu tư cần vay số tiền 297-594 triệu USD. Vốn đối ứng do ngân sách địa phương hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng (trên cơ sở chiều dài tuyến qua từng địa phương) chi trả 33-66 triệu USD. Với hình thức đầu tư PPP, nhà đầu tư nghiên cứu đề xuất dự án thực hiện theo các hình thức BT, BOT…
Về sự cấp thiết đầu tư dự án, ông Sơn cho hay do sự gia tăng phương tiện cá nhân trên địa bàn TP Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) thời gian qua rất cao nên cần thay thế bằng vận tải công cộng. Đồng thời tuyến xe buýt Đà Nẵng-Hội An cũ kỹ đang làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, phát triển du lịch, cũng như ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của hai tỉnh, thành. Do đó, việc đầu tư tàu điện hiện đại trong vòng sáu năm tới là cần thiết.