Ước tính dự án năng lượng mặt trời này sẽ giúp giảm 760.000 tấn lượng khí thải carbon mỗi năm, theo tập đoàn tài chính Quỹ Đầu tư Khí hậu (CIF).
Quang cảnh từ trên không của khu liên hợp Noor
Khi quốc vương Ma-rốc Mohammed VI nhấn nút khởi động ngày 4-2-2016, giai đoạn đầu tiên của dự án thức bắt đầu.
Nhà máy năng lượng mặt trời, còn được gọi là khu liên hợp Noor, sử dụng công nghệ tập trung ánh sáng mặt trời (CSP).
Ngân hàng Thế giới đã đầu tư cho dự án này 97 triệu USD thông qua khoản vay từ Quỹ Công nghệ sạch.
“Lợi nhuận trên vốn đầu tư này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước và con người Ma-rốc. Qua việc tăng cường an ninh năng lượng, tạo ra một môi trường sạch hơn, khuyến khích các ngành công nghiệp mới và tạo việc làm” – bà Marie Francoise Marie-Nelly, Giám đốc Ngân hàng Thế giới vùng Maghreb, nói.
Nhu cầu năng lượng Ma-rốc phụ thuộc 97% vào nguồn nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu. Vì thế, quốc gia này rất quan tâm đến việc đa dạng hoá nguồn năng lượng và bắt đầu sử dụng năng lượng tái tạo.
Nhà máy năng lượng mặt trời ở Ma-rốc
Theo CIF, Ma-rốc đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ (COP 22) vào tháng 11-2016.
“Sự tiên phong của Ma-rốc có thể tạo hình mẫu cho các quốc gia Châu Phi noi theo trong việc đuổi phát triển của ngành năng lượng một cách bền vững” – Sameh Mobarek, Luật sư trưởng kiêm giám đốc dự án Ngân hàng Thế giới nói với CNN.
Bên cạnh việc giảm lượng khí thải carbon và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhà máy của Ma-rốc dự kiến sẽ tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện từ 13% đến 42%, theo CIF.
Người ta cũng hy vọng dự án sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khu vực lân cận. Nguồn năng lượng sạch và cung ứng tốt hơn có thể giảm thiểu tình trạng hỏng hóc của các thiết bị bệnh viện.