Và cầu thủ đấy đã thắng kiện rất lớn với khoản bồi thường cho việc anh không thể tiếp tục nghiệp cầu thủ vì những nhà điều hành, tổ chức giải thiếu trách nhiệm.
Nhắc sự việc trên để thấy rằng ở ta người cầu thủ luôn bị thiệt thòi mà rõ nhất là Bruno bị gãy gập chân khi thi đấu không phải do va chạm hay đá xấu mà do mặt cỏ sân Cẩm Phả (Quảng Ninh) quá tệ. Nói đúng hơn là cái sân đấy không đảm bảo về mặt kỹ thuật bởi mặt cỏ lởm chởm với cái sân rất “phô”. Chính các cầu thủ từng thi đấu ở sân này từ đầu mùa V-League đến nay than thở điều đấy. Và nó lại còn được chính những nữ cầu thủ từng đá giải ở đấy cũng than phiền cái mặt cỏ không được cải thiện đấy.
Thế mà khi thực hiện công tác tổ chức từ kiểm tra sân đến các tiêu chuẩn cần thiết như ánh sáng, phòng ốc, mức độ an toàn… những người điều hành lại bỏ qua chi tiết này dù luật và quy định nêu rất rõ.
Chính sự du di và đại khái đấy mà Bruno gặp nạn. Băng ghi hình cho thấy rất rõ khi xoạc bóng, phần móng giày của Bruno đã bị đất và cỏ ở sân Cẩm Phả giữ lại và cả lực quán tính thân hình của Bruno đã tác động lực rất mạnh làm cái cổ chân gấp khúc.
Quan sát lại vị trí Bruno bị gãy chân không khó để thấy cả một mảng cỏ và đất bị trũng xuống do lực tác động. Điều này thì chắc chắn ông tân trưởng giải Koji hôm đó dự khán phải thấy rõ hơn ai hết.
Tiếc là những ngày qua, nhiều người cứ gán cái lỗi oan đấy cho Vũ Anh Tuấn bởi thực sự qua pha bóng đấy soi kỹ thì tai nạn xảy ra do cái sân quá xấu và không đủ chuẩn.
Bây giờ Bruno kiện cái sân để đòi lại quyền lợi cho mình như cầu thủ Anh đã làm được không?
NGUYỄN NGUYÊN