Ông nói thêm, quân đội phía Ukraine vẫn chưa chịu rút vũ khí hạng nặng và các thiết bị công nghệ khỏi vùng “phi quân sự”.
Theo ông Pankin, cáo buộc của chính quyền Kiev về sự hiện diện của quân đội và vũ khí của Nga tại Ukraine đã “không phản ánh đúng” với tình hình thực tế tại chiến trường.
Ông Pankin giải thích: "Rõ ràng, nỗi sợ hãi của chính quyền Kiev đối với các lực lượng tự vệ lớn đến nỗi phải đưa ra lời lẽ cáo buộc vô cắn cứ nhắm vào nước Nga.”
Quân đội Ukraine
“Trong khi đó, chính Kiev là phía điều động nhiều nhân sự và trang thiết bị ra tiền tuyến nhằm để đối phó với nguy cơ từ miền Đông".
Theo ông, những đoàn quân được phát hiện bởi Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thật ra chỉ là các đơn vị bổ sung của lực lượng miền Đông đối đầu với các nguy cơ từ Kiev.
Cũng trong ngày 12-11, NATO lại một lần nữa cáo buộc quân đội Nga xâm phạm biên giới Ukraine, và khẳng định "các thiết bị quân sự, xe tăng, pháo binh, hệ thống phòng không, và quân đội chiến đấu của Nga đã tiến vào Ukraine". Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ những lời cáo buộc trên vì “không có đủ bằng chứng”.
Phó đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cũng bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Ukraine bãi bỏ dự luật quy chế đặc biệt cho các vùng Lugansk và Donetsk. Nga tái khẳng định đó là điều khoản "trọng tâm của hiệp định ngừng bắn ký tại Minsk".
Ông Pankin khẳng định, chính vì OSCE đã không nghiêm túc phản ứng trước hành động của Kiev nên tình hình mới ngày một nghiêm trọng.
Vào 12-11, chính quyền Kiev đã cử thêm quân đội vào miền đông Ukraine do lo sợ rằng lực lượng Donetsk và Luhansk có thể bắt đầu một cuộc tấn công quân sự mới.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục kêu gọi quốc tế gây áp lực nhiều hơn để “Nga phải tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn Ukraine”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cho biết, quân đội Kiev hiện đang ráo riết chuẩn bị cho một chiến dịch mùa đông đế chống lại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk.
Phía ngược lại, Phó chỉ huy lực lượng dân quân Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng cũng khẳng định đã có kế hoạch “bảo vệ hiệp định Minsk”.
Kể từ khi chính quyền Kiev bắt đầu tiến hành hoạt động “chống khủng bố” ở miền đông Ukraine trong tháng Tư, số nạn nhân thương vong của cả hai bên đã vượt quá 4.000 người và có hơn 9.300 người khác đã bị thương.