Theo lẽ thường, người dùng sẽ tìm kiếm những thiết bị có mức đồ hoạ cao để trải nghiệm chơi game được mượt mà và ổn định hơn.
JC Hsu, Phó chủ tịch MediaTek cho biết: “Điều này có nghĩa là người dùng ngày càng có nhu cầu cao hơn, yêu cầu điện thoại có độ phân giải cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng gaming mượt mà”.
Để có mức đồ họa cao và tốc độ tải dữ liệu nhanh chóng, nền tảng xử lý cần tối ưu hóa nguồn tài nguyên một cách thông minh nhất có thể cho các luồng CPU và GPU, đi kèm theo đó là hệ thống dự đoán nhu cầu tài nguyên.
Tần số quét màn hình không còn là một yếu tố hoàn toàn cố định như trước, chúng ta có thể điều chỉnh tần số quét màn hình phù hợp với tốc độ khung hình trò chơi đang mở, giảm mức sử dụng năng lượng nhằm kéo dài thời lượng pin.
Có thể bạn chưa biết, công nghệ ray tracing lần đầu tiên được thợ in người Đức tên là Albrecht Durer lên ý tưởng vào thế kỷ 16. Nhưng phải mất gần 500 năm để con người hiện thực hóa công nghệ này trong các bộ phim hoạt hình của Pixar, và phải mất 20 năm nữa để công nghệ này lần đầu tiên được phổ biến trên các tựa game.
Công nghệ ray tracing hoạt động bằng cách mô phỏng mọi tia sáng trong phân cảnh game theo thời gian thực, thay vì sử dụng các yếu tố ánh sáng được tính toán trước.
Nhờ sự hợp tác với ARM và Tencent, MediaTek Dimensity đang mở ra một kỷ nguyên mới, nơi các trò chơi được trang bị công nghệ ray tracing sẽ sớm có mặt trên các dòng smartphone 5G, mang lại nhiều cơ hội mới cho các nhà phát triển game cũng như trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.