Làm thế nào để biết smartphone có bị theo dõi?

Hiện nay, vấn đề nghe lén trên điện thoại đang ngày càng trở nên phổ biến, đơn cử như vợ theo dõi chồng, cha mẹ theo dõi con cái, doanh nghiệp đánh cắp thông tin lẫn nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc. 

8 mẹo làm mới tăng tốc máy tính
(PLO)- Trình điều khiển (driver) gặp trục trặc, phần cứng lỗi thời, bụi bẩn hay ổ cứng bị đầy là những nguyên nhân hàng đầu khiến hiệu suất máy tính giảm đi đáng kể.

Virus, mã độc và phần mềm gián điệp có thể xâm nhập vào smartphone bằng nhiều cách, chưa kể đến việc người dùng có thể vô tình nhấp vào các liên kết lạ và tự rước phần mềm độc hại về máy, đặc biệt là các thiết bị đã root hoặc jailbreak.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy smartphone của bạn đang bị theo dõi:

1. Hao pin

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra tình trạng và thời gian sử dụng pin trên máy bằng cách vào Settings (cài đặt) > Battery (pin) > Detail recording (bản ghi chi tiết). Lưu ý, vị trí và tên gọi các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.

Tại đây sẽ có một biểu đồ nhỏ thể hiện tình trạng sử dụng pin, phần bạn cần quan tâm chính là On Screen (màn hình bật), nếu khoảng thời gian này thấp hoặc biểu đồ có sự sụt giảm bất thường thì nhiều khả năng đang có phần mềm chạy ngầm trên smartphone.

2. Quảng cáo xuất hiện dày đặc

Nếu thấy quảng cáo xuất hiện dày đặc trên các trang web thường hay truy cập, nhiều khả năng thiết bị của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Phổ biến và nổi trội nhất hiện nay chính là trojan Hummer, phần mềm này được phát triển bởi các lập trình viên Trung Quốc.

Theo thống kê, trojan Hummer có tốc độ lây lan rất nhanh trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước như Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Dưới đây là danh sách 25 quốc gia hàng đầu bị ảnh hưởng bởi các biến thể trojan Hummer trong sáu tháng đầu năm 2016, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ 10 với gần 30.000 thiết bị Android bị lây nhiễm. 

3. Hiệu suất thiết bị giảm

HummingBad là một loại trojan tương tự Hummer, nó sẽ xâm nhập vào thiết bị khi người dùng vô tình tải về các tập tin cài đặt giả mạo (.apk) của những phần mềm nổi tiếng từ các trang web không rõ ràng, đơn cử như Pokemon GO, YouTube, WhatsApp…

Đa phần các phần mềm gián điệp, độc hại thường âm thầm thu thập dữ liệu, đánh chặn nội dung và liên tục gửi về máy chủ do tội phạm mạng chỉ định. Điều này sẽ khiến hiệu suất thiết bị giảm đi đáng kể và hoạt động chậm chạp. 

4. Dữ liệu di động tăng cao hoặc mau hết

Phần mềm gián điệp sẽ luôn chạy ngầm trên hệ thống và gửi dữ liệu liên tục về máy chủ mỗi khi bạn kết nối Wi-Fi hoặc 3G/4G. Đó là lý do tại sao nhiều người thường phải đối mặt với các hóa đơn điện thoại lên đến vài triệu đồng mỗi tháng hoặc các gói dữ liệu di động hết nhanh hơn so với bình thường. 

Nếu đang sử dụng MobiFone, bạn có thể soạn tin nhắn KT Data và gửi đến 999 để kiểm tra lưu lượng 3G/4G còn lại. Ngược lại, đối với các thuê bao Viettel, người dùng chỉ cần cài đặt ứng dụng My Viettel tại địa chỉ https://goo.gl/GXCv08, sau đó đăng ký tài khoản bằng số điện thoại đang sử dụng. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cài đặt thêm ứng dụng Opera Max cho smartphone tại địa chỉ https://goo.gl/ENfAks, sau đó nhấp vào menu ở góc trên bên trái và chọn Quản lý ứng dụng. Tại đây, bạn có thể ngăn chặn/cho phép một ứng dụng bất kỳ truy cập Wi-Fi, 3G/4G hoặc chạy nền.

5. Chuyển hướng trang web

Dấu hiệu này tương đối khó nhận biết, tuy nhiên nếu cảnh giác bạn vẫn có thể phát hiện được. Về cơ bản, phần mềm độc hại có thể hoạt động như một proxy, chặn thông tin liên lạc giữa bạn và trang web bạn đang cố truy cập. Sau đó chuyển hướng người dùng đến một trang web giả mạo và yêu cầu điền thông tin cá nhân, mật khẩu, tài khoản ngân hàng… 

6. Xuất hiện các tin nhắn lạ

Nếu hộp thư đến xuất hiện các tin nhắn có chứa nhiều chữ số, ký tự và biểu tượng thì nhiều khả năng đây là lỗi của phần mềm gián điệp. Ngoài ra, đây cũng có thể là dữ liệu của bạn đã được mã hóa để gửi về máy chủ. 

Để hạn chế lây nhiễm, người dùng không nên nhấp vào các liên kết không rõ nguồn gốc, kể cả khi người gửi là bạn bè, cha mẹ hoặc người thân, hãy liên lạc với họ để xác minh lại vấn đề. 

Làm thế nào để hạn chế và gỡ bỏ phần mềm độc hại?

- Hạn chế tải và cài đặt các phần mềm bên ngoài Google Play, App Store để giảm thiểu rủi ro. 

- Truy cập vào phần Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng) và gỡ bỏ các phần mềm lạ, hãy xác minh thật kỹ và cẩn trọng khi thực hiện việc này.

- Ngoài ra, việc khôi phục cài đặt gốc cũng có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị theo dõi. Tuy nhiên, một số loại phần mềm độc hại có thể chiếm được quyền hạn cao nhất trên thiết bị khiến các ứng dụng chống virus không thể gỡ bỏ triệt để, thậm chí kể cả khi bạn đã khôi phục cài đặt gốc. 

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Cách theo dõi đường đi của cơn bão Tembin
(PLO)- Dự kiến khoảng 16 giờ chiều 25-12, cơn bão Tembin sẽ ở ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14, sóng biển cao 8-10 m.

 

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới