Mã hóa toàn bộ tin nhắn trên Messenger

Messenger là một trong những ứng dụng nhắn tin tức thời khá phổ biến hiện nay với hơn 800 triệu người sử dụng trên toàn thế giới. Nền tảng này mỗi ngày phải xử lý rất nhiều tin nhắn và tất nhiên là sẽ có cả những nội dung nhạy cảm. Đó là lý do tại sao Facebook muốn mã hóa toàn bộ nội dung giống như đã từng làm với WhatsApp trước đó. 


Xem thêm:

 

Mất sạch tiền trong ngân hàng vì tin nhắn độc hại - Các chuyên gia bảo mật của FireEye vừa công bố một bản báo cáo tóm tắt về tình trạng lừa đảo, tấn công người dùng Android bằng tin nhắn SMS độc hại. 


Facebook Messenger

Ngoài ra, Facebook cũng đang thử nghiệm tính năng Secret Conversations (tạm dịch là cuộc trò chuyện bí mật) trên Messenger. Đúng như tên gọi, mục đích của nó là bảo mật nội dung bên trong những cuộc trò chuyện của người dùng.

Tính năng này hiện tại chỉ mới được thử nghiệm trên một số nhóm nhỏ người dùng, dự kiến sẽ phát hành rộng rãi vào mùa hè năm nay. Một khi cả hai tính năng được tung ra chính thức, toàn bộ nội dung tin nhắn của người dùng sẽ được ẩn đi hoặc chuyển qua nhiều máy chủ trung gian để không bị theo dõi. 


Xem thêm:

 

Hàng triệu smartphone Android đang gặp nguy hiểm - Nhà nghiên cứu an ninh Gal Beniamini cho biết hiện tại có hàng triệu smartphone sử dụng vi xử lý Snapdragon đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công cao.


“Cung cấp cho người dùng phương tiện giao tiếp an toàn sẽ góp phần đáng kể vào việc làm thế giới thực cởi mở và kết nối hơn” - David Marcus, Phó Chủ tịch của mạng xã hội Facebook, cho biết. 

Bắt chước WhatsApp, các ứng dụng nhắn tin của Google và Apple cũng đã bắt đầu áp dụng cơ chế mã hóa đầu cuối để giúp người dùng an toàn hơn. 

Tuy nhiên, một số đại diện của pháp luật và các viên chức đã chỉ trích quyết định trên, đơn giản vì họ cho rằng tính năng mã hóa sẽ được tội phạm mạng sử dụng để lên kế hoạch tấn công hoặc khủng bố. 


Xem thêm:

 

Hamza Bendelladj - Phiên bản Robin Hood thời hiện đại - Hamza Bendelladj là tin tặc được hàng triệu người Algeria thần tượng. Theo các báo cáo, anh đã sử dụng loại trojan SpyEye để tấn công 217 ngân hàng, và quyên góp số tiền kiếm được cho các tổ chức từ thiện tại Palestine và châu Phi. Đó là lý do tại sao nhiều người gọi anh là Robin Hood thời hiện đại. 


 

Đọc thêm