Với chủ đề "Công nghệ mới cho kỷ nguyên mới", khu triển lãm bao gồm hơn 350 gian hàng, giới thiệu các giải pháp công nghệ thông minh, mang tính ứng dụng cao đến từ các thương hiệu như Intel, ASUS, Zoho, QTSC, VNPT, Viettel, MobiFone, CMC Telecom, Galaxy Holdings, Đại Nam...
Các nhóm sản phẩm, giải pháp nổi bật có thể kể đến như công nghệ tự hành trên ô tô, các tiện ích phát triển thành phố thông minh, điện tử tiêu dùng, linh kiện sản xuất, thiết bị dạy học thông minh…
Dưới đây là một số hình ảnh tại triển lãm iTech Expo 2024:
Bên cạnh đó, khu Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), Hội Tin học TP.HCM (HCA), Liên minh Chuyển đổi số TP.HCM (DTA), Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức phiên hội thảo “Chính quyền số và An toàn thông tin”.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số, chính quyền số là một trong những mục tiêu chiến lược cấp quốc gia được ưu tiên hàng đầu.
Chính quyền số không chỉ là việc ứng dụng CNTT vào quản lý hành chính, mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cải tiến chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động của chính quyền.
Bà Phạm Thị Kim Phượng, Phó giám đốc QTSC, chia sẻ: “Chính quyền số mang lại nhiều lợi ích, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội tốt hơn mà còn hỗ trợ hiệu quả các hoạt động của chính quyền, tối ưu hóa nguồn lực.”
Mặc dù vậy, quá trình triển khai chính quyền số vẫn còn nhiều thách thức đan xen, như về hạ tầng công nghệ, nhận thức, kỹ năng số, các quy định, chính sách và đặc biệt là vấn đề an ninh thông tin.
Việc bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu của chính quyền là một thách thức lớn, đòi hỏi phải trang bị các biện pháp bảo mật và an ninh mạng chuyên sâu, hiện đại.
Tham gia vào hội thảo với vai trò đơn vị phối hợp, ông Trần Anh Tuấn, Chủ nhiệm Liên minh Chuyển đổi số TP.HCM (DTA) cho biết: “Một trong những nhiệm vụ của DTA là liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số nhằm tạo sức mạnh đủ lớn để đồng hành cùng chương trình chuyển đổi số quốc gia.”
Nhiều khó khăn khi áp dụng AI cho doanh nghiệp
(PLO)- Áp dụng AI cho doanh nghiệp đang là xu hướng trên toàn thế giới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đột phá, tăng năng suất, hiệu quả làm việc và giảm chi phí.