1. Điện thoại Samsung sắp có tính năng chuyển hình ảnh thành video
Theo một số nguồn tin, Samsung đang nghiên cứu tích hợp công cụ tạo video từ hình ảnh, tương tự như những gì Google đã làm với Gemini.
Samsung và Google đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong mảng AI. Trên các dòng Galaxy mới, Gemini là trợ lý mặc định, đồng thời nhiều tính năng của Galaxy AI như vẽ phác họa thành tranh nghệ thuật, hay tạo hình ảnh từ văn bản đều dựa trên sức mạnh máy học của Google.
Tính năng chuyển hình ảnh thành video không phải là mới. Các hãng sản xuất Trung Quốc như Honor đã triển khai công cụ tương tự trên ứng dụng thư viện của họ với sự hỗ trợ của Google. Tuy nhiên, trải nghiệm này vẫn còn hạn chế, mỗi ngày chỉ tạo được 10 video, quá trình xử lý mất khoảng 2 phút và kết quả không phải lúc nào cũng hợp lý.
Hiện chưa rõ khi nào Samsung sẽ chính thức ra mắt công cụ này. Tuy nhiên, nhiều khả năng gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc sẽ thu phí các tính năng AI nâng cao trong tương lai, tương tự như cách Google đang thực hiện với Gemini Advanced.
Bên cạnh đó, Samsung cũng vừa trình làng Odyssey OLED G6, màn hình chơi game đầu tiên trên thế giới đạt tần số quét 500 Hz. Đây là bước tiến mới trong nỗ lực tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng hình ảnh cho game thủ.
Odyssey OLED G6 có kích thước 27 inch, độ phân giải QHD (2560 x 1440) và tốc độ phản hồi chỉ 0,03 ms. Sản phẩm cũng tương thích với NVIDIA G-SYNC và AMD FreeSync Premium Pro, giúp loại bỏ tình trạng xé hình và giật khung hình.
Một điểm nổi bật khác là công nghệ chống chói Glare Free, hỗ trợ chơi game trong nhiều điều kiện ánh sáng mà không bị phản xạ khó chịu. Công nghệ OLED Safeguard+ được tích hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ lưu ảnh (burn-in), một vấn đề thường gặp trên màn hình OLED.
Dự kiến màn hình sẽ được mở bán đầu tiên tại Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Malaysia, trước khi phát hành rộng rãi trên toàn cầu.


Người dùng ASUS nên cập nhật ngay để vá lỗ hổng bảo mật nguy hiểm
(PLO)- ASUS vừa phát hành bản cập nhật quan trọng cho DriverHub nhằm khắc phục 2 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa chỉ bằng một cú nhấp chuột.
2. Nhiều cơ quan nhà nước cập nhật thông tin Zalo OA
Hàng loạt cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đang tiến hành thay đổi thông tin trên các nền tảng số, đặc biệt là tài khoản Zalo Official Account (OA), nhằm chuẩn bị cho đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính vào năm 2025 theo Kế hoạch số 47 của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Tính đến cuối năm 2024, có hơn 17.000 Zalo OA thuộc các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích, thu hút hơn 40 triệu lượt theo dõi. Đây là các kênh thông tin chính thống, giúp người dân tiếp cận chính sách, gửi phản ánh, kiến nghị, cũng như tương tác trực tiếp với chính quyền.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã trong thời gian tới sẽ kéo theo thay đổi tên gọi, địa giới và thông tin liên quan của các cơ quan công quyền. Những thay đổi này sẽ được cập nhật lên các Zalo OA tương ứng nhằm đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và tránh nhầm lẫn cho người dân.

3. TikTok buộc giới trẻ phải thiền sau 10 giờ tối?
TikTok đang thử nghiệm một tính năng mới, khuyến khích người dùng dưới 18 tuổi thiền sau 10 giờ đêm. Tính năng này được bật mặc định cho tài khoản thanh thiếu niên, với mục tiêu giúp họ thư giãn và giảm thời gian sử dụng điện thoại vào ban đêm.
Khi cuộn TikTok sau 10 giờ tối, người dùng trẻ sẽ thấy một bài hướng dẫn thiền toàn màn hình. Nếu bỏ qua, họ sẽ tiếp tục bị nhắc lần thứ hai với nội dung khó lướt qua hơn. Người dùng trên 18 tuổi cũng có thể sử dụng các bài thiền này, nhưng tính năng không tự động kích hoạt.
Theo TikTok, thử nghiệm ban đầu cho thấy 98% người dùng trẻ giữ nguyên cài đặt này. Trước đó, dù từng áp dụng giới hạn 60 phút mỗi ngày, một số tài liệu nội bộ tiết lộ thanh thiếu niên vẫn dành trung bình hơn 100 phút mỗi ngày trên nền tảng.
Trong bối cảnh TikTok bị giám sát chặt chẽ về ảnh hưởng đến giới trẻ, công ty đã tăng cường các tính năng kiểm soát thời gian sử dụng và công cụ quản lý dành cho phụ huynh. Dù vậy, TikTok vẫn đối mặt với nguy cơ bị cấm tại Mỹ. Tổng thống Donald Trump gần đây đã ký gia hạn thời hạn cấm TikTok, khiến tương lai ứng dụng này tại Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Một số bên mua tiềm năng đang đàm phán, nhưng chưa có thỏa thuận chính thức.

4. MediaTek ra mắt chip Dimensity 9400e, tiết kiệm pin, hỗ trợ AI
Điểm nổi bật của Dimensity 9400e là kiến trúc toàn nhân lớn (All Big Core), gồm 4 nhân siêu mạnh Cortex-X4 (lên đến 3.4 GHz) và 4 nhân lớn Cortex-A720 (2.0 GHz). Đây là một trong những cấu hình mạnh nhất hiện nay, phù hợp với các ứng dụng đa nhiệm nặng, AI và chơi game yêu cầu đồ họa cao.
GPU Immortalis-G720 tích hợp hỗ trợ ray tracing phần cứng, tính năng từng chỉ có ở máy chơi game, giúp tái tạo hiệu ứng ánh sáng chân thực. Đi kèm theo đó là công nghệ HyperEngine và Adaptive Gaming, cho phép giữ tốc độ khung hình ổn định trong khi vẫn tiết kiệm pin.
Dimensity 9400e cũng hỗ trợ xử lý AI nâng cao với bộ công cụ NeuroPilot mới, tương thích các mô hình AI phổ biến như Gemini Nano hay LLaVA-1.5, hoạt động trực tiếp trên thiết bị để đảm bảo tốc độ và quyền riêng tư.
Về khả năng kết nối, con chip hỗ trợ 5G tốc độ tải xuống tối đa lý thuyết đến 7 Gbps, WiFi 7 ba băng tần và Bluetooth với tầm phủ sóng đến 5 km (trong điều kiện lý tưởng).
Dự kiến các mẫu điện thoại đầu tiên dùng Dimensity 9400e sẽ được ra mắt trong tháng này.


Tin nhắn độc hại có thể khiến điện thoại bị hack trong vòng 10 phút
(PLO)- Những tin nhắn lừa đảo tưởng chừng như cũ kỹ đang được kẻ gian làm mới bằng AI, tinh vi hơn, khó nhận biết hơn và chỉ cần 10 phút để biến bạn thành nạn nhân.