Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, vấn đề nhức nhối nhất hiện nay trong án dân sự là khâu giám đốc thẩm. Giám đốc thẩm có nguy cơ trở thành một cấp xét xử lại và cũng đang quá tải. Nhiều vụ án kéo dài đến hàng chục năm vẫn chưa đạt được kết quả chuẩn xác, trong khi người dân thì mòn mỏi chờ đợi.
Loại thẩm phán yếu kém
. Phóng viên: Vậy ông mong đợi gì trong đợt sửa đổi luật lần này, thưa ông?
. Thưa ông, thực tế cũng có trường hợp người dân giấu chứng cứ ở cấp sơ thẩm, lên tòa cấp trên mới trình ra khiến vụ án bị kéo dài?
+ Cái này là có, do phía đương sự. Bởi vì người dân cũng căn cứ vào rất nhiều yếu tố và căn cứ cả thực trạng xét xử hiện nay. Cho nên nhiều trường hợp ở phiên tòa sơ thẩm, người ta chưa cung cấp đầy đủ chứng cứ, đến phiên phúc thẩm thì người ta mới xuất trình ra nhằm thay đổi bản chất vụ việc. Hoặc có trường hợp ở cấp phúc thẩm người ta cũng không tin, cũng không xuất trình chứng cứ. Sau khi phúc thẩm xong rồi người ta mới xuất trình chứng cứ kèm theo khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm. Lúc đó thì buộc lòng phải giám đốc thẩm nếu có căn cứ.
Vì vậy trong lần sửa đổi này, luật cần phải có quy định rõ trách nhiệm và thời điểm giao nộp chứng cứ cho tòa án. Nếu anh không chấp hành quy định về thời điểm đó thì sau này nếu anh xuất trình chứng cứ không có lý do chính đáng thì tòa án có quyền không chấp nhận, bác bỏ.
Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, luật cần phải có quy định rõ trách nhiệm và thời điểm giao nộp chứng cứ cho tòa án. Ảnh chỉ mang tính minh họa: HTD
Làm rõ vì sao xử sai
. Như vậy các tòa sơ, phúc thẩm phải làm sao để người dân tin mới giao nộp đầy đủ chứng cứ, thưa ông?
+ Phải nâng cao chất lượng xét xử. Thẩm phán phải công minh chính trực, phải bảo đảm là áp dụng đúng pháp luật. Đặc biệt là phải có tâm, đừng tiêu cực, đừng có ra bản án để tới kháng nghị rồi lại xét xử đi xét xử lại. Như vậy vấn đề giao cho người cầm cán cân công lý rất quan trọng. Tôi cho rằng cái “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Pháp luật thì cũng không thiếu đâu, tại sao cũng vụ án dạng như vậy, ở địa phương này người ta xử đúng, địa phương kia lại xử sai. Đấy là do con người.
. Tức là vẫn có những thẩm phán xét xử chưa chuẩn, thưa ông?
+ Một số thẩm phán xét xử chưa chuẩn có thể do trình độ non kém. Tôi lấy ví dụ, có căn nhà 3 m2 nhưng anh lại chia mỗi người 1,5 m2 thì đến khi chết đem áo quan ra cũng không đem được, tức do trình độ non kém rồi. Hoặc là bắt người dân phải làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho người kia là sai rồi, đó là trách nhiệm của UBND chứ. Nhưng buộc người ta làm, người ta không làm được nên dẫn đến không chấp hành bản án là có lý do chính đáng.
. Theo ông, khi xử phúc thẩm mà kết quả khác xa so với cấp sơ thẩm thì phải quy trách nhiệm như thế nào?
+ Hiện cũng đã có quy định rồi. Thẩm phán xử án bị hủy với tỉ lệ bao nhiêu thì không được tái bổ nhiệm làm thẩm phán nữa. Nhưng như thế mới chỉ dừng lại ở mức độ hành chính, kỷ luật. Theo tôi cần phải xem cụ thể nguyên nhân vì sao lại để xảy ra sai sót đó, vì sao việc áp dụng pháp luật không đúng. Tìm hiểu để làm rõ cái ẩn giấu đằng sau đó, xem có tiêu cực hay không. Còn cứ xử sai lại đổ lỗi do trình độ là không được.
. Xin cám ơn ông.
“Có người cả chục năm đi tìm lẽ công bằng” Ông Đỗ Văn Đương kể ông biết có người phải đội đơn đi tìm lẽ công bằng cả chục năm nhưng không tìm được. “Nhiều vụ giám đốc thẩm rồi lại trở lại y như cấp xét xử ban đầu. Có những vụ đã thi hành án xong rồi, tường đã xây rồi, nhà đã cất rồi thế nhưng lại có kháng nghị, thế là mọi thứ bị xáo trộn, chưa kể kháng nghị sai là trật tự pháp luật, công lý bị thay đổi và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân không được bảo đảm. Mà những hậu quả này gắn liền với trách nhiệm xét xử của các thẩm phán” - ông Đương nói. |