Luật sư lừa thân chủ “chạy án”

Trong các lần gặp, Tiến luôn giới thiệu mình từng tham gia các vụ án lớn, gỡ tội cho nhiều người nên vợ con bị can Tuấn thống nhất phí luật sư là 100 triệu đồng (không ký hợp đồng dịch vụ mà chỉ thỏa thuận miệng).

Sau khi nhận tiền, Tiến làm thủ tục tham gia vụ án. Dù biết vi phạm của bị can Tuấn là đặc biệt nghiêm trọng, bị khởi tố điều tra về hai tội danh nhưng vì muốn gia đình Tuấn tiếp tục đưa tiền nên Tiến “vẽ” chiến lược chạy án như sau: Đầu tiên sẽ giúp Tuấn tại ngoại, kế tiếp tác động tới VKSND TP.HCM để được VKSND Tối cao trả hồ sơ cho Bộ Công an điều tra lại theo hướng bỏ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cuối cùng, Tuấn sẽ được tòa tuyên trắng án hoặc bằng thời hạn tạm giam và được trả tự do tại tòa.

Để thực hiện “kế hoạch” theo đúng tiến độ, gia đình Tuấn đã đưa cho Tiến gần 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012, TAND TP.HCM đã đưa vụ án trên ra xét xử, phạt Tuấn 11 năm tù với hai tội danh như VKS đã truy tố từ đầu. Đến lúc này, gia đình Tuấn mới biết bị Tiến lừa nên tố cáo đến Bộ Công an.

Quá trình điều tra ban đầu, Tiến nhận tội nhưng khi gần kết thúc điều tra thì làm đơn khiếu nại, khai nại không chiếm đoạt tiền của gia đình Tuấn. Nhưng với những chứng cứ có trong hồ sơ, VKSND Tối cao vẫn quyết định truy tố Tiến về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 BLHS.

Riêng đối với hành vi đưa tiền của gia đình Tuấn, sau đó gia đình Tuấn đã chủ động tố cáo hành vi lừa đảo của Tiến nên Bộ Công an đã đề nghị không xem xét trách nhiệm. Dự kiến vụ án này sẽ được TAND TP.HCM đưa ra xét xử vào ngày 19-11 tới.

PHAN THƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm