Trước trận bán kết lượt đi, AFF Cup,

Malaysia- Việt Nam: Cuộc chiến nhìn từ…góc tối

HLV Calisto và Rajagobal.

Lần ấy sau cái thua đầy tức tửi của một nhà đương kim vô địch (Việt Nam năm 2008) bị tuyển Malaysia loại, HLV Calisto đã rất cay cú tiền đạo Safee Sali và cả người đồng nghiệp Rajagobal vì chơi thứ bóng đá đẩy mạnh tính va chạm, cơ bắp để làm chùng chân đối phương, cụ thể ở đây là tuyển Việt Nam.

Bài chơi rát, chơi rắn quá mức quyết liệt và tạo sự va chạm mạnh ngoài mức cần thiết và thậm chí vài cú vào bóng…hiểm đôi khi HLV Calisto cũng bật đèn xanh cho các học trò làm thế để dằn mặt các cầu thủ chơi hay của đối phương, nhất là các cầu thủ khởi xướng tấn công. Nhiều cầu thủ Thái Lan, nhất là Thonglao trước đây cũng từng bị Quốc Vượng và các hậu vệ khác của tuyển Việt Nam đá kiểu này. Sau này chính Thonglao cũng “học hỏi” điều này rất nhanh.

Tuy nhiên chỉ vài tình huống vậy thôi chứ tuyển Việt Nam không chủ trương đá thế vì nếu như “đẩy” điều này lên cao trào thì tuyển Việt Nam khó đủ sức mạnh và độ lì đòn để chơi ngang ngửa với các đối thủ khác có thể hình và sức mạnh tốt hơn, cụ thể là Malaysia…

Nhưng đối thủ của HLV Calisto lúc đấy là HLV Rajagobal lại là bậc thầy về cách chơi đó vì HLV Rajagobal có những thế mạnh vốn có như cầu thủ Malaysia to, khỏe hơn, dày “cơm” hơn và lì hơn. Trong khi đó cầu thủ Việt Nam thì thể hình khiêm tốt, sức mạnh không bằng, người mỏng và…nhẹ.

Sau AFF Cup 2010, khi tuyển Việt Nam bị Malaysia lọai ở bán kết, có lần chúng tôi ngồi trò chuyện với HLV Calisto, ông vẫn rất cay cú HLV Rajagobal và tiền đạo Safee Sali vì đã chủ trương chơi thứ bóng đá 'rắn' để…che dấu điểm yếu kỹ thuật.

Thực tế thì HLV Calisto “cay mũi” tuyển Malaysia xuất phát từ SEA Games 26 (năm 2009). Lần ấy tuyển Malaysia đã chơi thứ bóng tao nhã, ít tiểu xảo thì U-23 Việt Nam thắng nhàn nhã 3-0 ở vòng bảng. Nhưng khi tái đấu ở trận chung kết thì bỗng nhiên các học trò Rajagobal thay đổi hẳn cách chơi, đó là quyết liệt trên mức cần thiết, tạo va chạm rất mạnh với hàng phòng ngự U-23 Việt Nam. Kết quả là các trung vệ như Xuân Hợp, Đình Đồng và cả thủ môn Tấn Trường chịu không nổi sức đối kháng đó là cuối cùng Xuân Hợp đá phản lưới nhà thua một bàn duy nhất trận chung kết, còn thủ môn Tấn Trường thì gần trật gân tay do va chạm quá mạnh với cầu thủ Malaysia.

Cái thua đó khiến HLV Calisto rất cay mũi với đồng nghiệp Rajagobal. Thế rồi thời cuộc đưa đẩy, các học trò của hai nhà cầm quân này lại tái hợp nhau một năm sau đó, tức bán kết AFF Cup 2010 nhưng lần này là ở cấp độ đội tuyển quốc gia chứ không phải U-23.

…Và một lần nữa HLV Rajagobal đã “lệnh” cho học trò của mình chơi thứ bóng đá rắn nhờ có “nguồn vốn” là thể hình, sức mạnh và độ lì hơn hẳn tuyển Việt Nam. Malaysia lại quyết liệt vào bóng rất rát, nhanh khiến các cầu thủ Việt Nam không thể giữ bóng triển khai thế trận mà chuyền vội để…né đòn. Là một tiền đạo nhưng Safee Sali rất khỏe, dày “cơm”, mạnh mẽ nên cầu thủ số 10 này lao vào tranh chấp với trung vệ Việt Nam rất quyết liệt và cứng rắn… Và cách chơi đó đã rất hiệu quả.

Hai bàn thắng của Safee Sali vào lưới thủ môn Tấn Trường ở bán kết lượt đi tại Kuala Lumpur đều do công của Sali là những những bàn thắng đẳng cấp thể hiện lối chơi nhanh và khả năng không chiến tốt của Sali dù anh có thể hình không cao, nhưng những cú bậc nhảy và chọn điểm rơi rất nhạy cảm và chính xác.

Không loại trừ khả năng Malaysia sẽ lại áp dụng “bài” trên khi tiếp với tuyển Việt Nam tại Kuala Lumpur để tìm kiếm trận thắng, rồi phòng ngự bê tông lượt về tại Hà Nội. Tuyển Việt Nam lại chơi thiên về kỹ thuật, nhẹ nhàng thanh thoát dễ chùng chân trước lối chơi như thế của Malaysia.

Tuyển Malaysia lần này còn đó nửa đội hình xuất phát từng thắng tuyển Việt Nam ở bán kết AFF Cup 2010 bằng “chiêu” trên. Không ngoại trừ khả năng, HLV Salleh của  Malaysia lại sẽ tạo sự khác biệt trước tuyển Việt Nam bằng cách chơi trên mà vị tiền nhiệm Rajagobal đã làm cho HLV Calsito phải…cay mũi.

HLV McMenemy cũng từng giống HLV Calisto

Malaysia- Việt Nam: Cuộc chiến nhìn từ…góc tối ảnh 2

Cũng AFF Cup 2010, Philippines cùng bảng với tuyển Việt Nam đá tại Mỹ Đình. Philippines với tư cách là đội kèo dưới xét theo nhiều nghĩa, vì Việt Nam là đương kim vô địch, còn Philippnes vẫn là đội…vô danh, đội lót đường. HLV Simon McMenemy của Philippines chọn cách chơi “đặt xe buýt hai tầng” trước cầu môn nhà và rình mò phản đòn. Kết quả nhà đương kim vô địch Việt Nam bị phơi áo 0-2. Khi tan trận HLV Calisto còn không chịu bắt tay đồng nghiệp McMenemy rồi cãi suýt lao vào choảng nhau. Thực chất bài chơi bóng rình mò thì HLV Calisto cũng là bậc thầy, nhất là khi còn làm HLV trưởng cho ĐT Long An. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm