Hay nhiệm kỳ III (1997-2001) có ông Mai Văn Muôn lúc đó làm phó chủ nhiệm Ủy ban TDTT.
Những nhiệm kỳ sau đó còn có ông Hồ Đức Việt đang là bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, hay ông Mai Liêm Trực làm thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông. Tuy nhiên, những cựu chủ tịch VFF này không tham gia đủ một nhiệm kỳ, chủ yếu do thiếu thời gian. Ông Mai Liêm Trực sau nửa nhiệm kỳ IV có kết luận: “Mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội”.
Chủ tịch VFF nhiệm kỳ V và VI là ông Nguyễn Trọng Hỷ khi ấy còn giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban TDTT rồi lên thứ trưởng Bộ VH-TT&DL. Chỉ có hai đời chủ tịch VFF xuất thân là doanh nhân gồm ông Lê Hùng Dũng khóa VII và Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam Đoàn Văn Xê khóa II.
Chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải đánh giá chủ tịch VFF có làm tốt hay không là nhờ vào các cộng sự giỏi. Các nhiệm kỳ trước, VFF có những cựu cầu thủ giỏi chuyên môn và được đào tạo bài bản. Họ cũng gặp sai sót nhưng cơ bản là làm tốt. Thời kỳ đầu, bóng đá Việt Nam nằm nhóm dưới ở Đông Nam Á nhưng các khóa II, III mạnh mẽ hơn với ngôi á quân SEA Games 1995 nhờ có nhiều nhà chuyên môn giỏi. Từ nhiệm kỳ IV, VFF đi vào xã hội hóa với những bước tiến nhanh, chỉ tiếc là đội ngũ ngày càng ít đi những nhà chuyên môn.
Chủ tịch VFF khóa VII Lê Hùng Dũng không tranh cử nhiệm kỳ mới. Ảnh: QUANG THẮNG
Luật sư Trần Vũ Hải đặt vấn đề: “Chúng ta cần phải sòng phẳng phân định rõ vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp với Nhà nước ra sao. Quyết định 68/2010 của Thủ tướng về các tổ chức hội đặc thù nêu rõ: Chỉ có 28 tổ chức hội đặc thù mới có thể có cán bộ, công chức điều động sang, không có LĐBĐ. Nghĩa là VFF phải tự bầu bán hoặc thuê lao động theo Bộ luật Lao động chứ không phải đưa người nhà nước ngồi vào như các nhiệm kỳ trước. Cơ chế này nhằm hạn chế việc can thiệp của Nhà nước vào tổ chức xã hội nghề nghiệp. Cho nên VFF phải làm rõ nếu cán bộ, công chức tham gia quản lý, điều hành VFF thì phải thôi vai trò trong Nhà nước và ngược lại”.