Mất tiền do thẻ ATM từ bị giả mạo, ai chịu trách nhiệm?

Chi hội Thẻ - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) vừa ban hành quy định chuyển đổi trách nhiệm rủi ro đối với giao dịch giả mạo.

Quy định này có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 nhằm bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng và tổ chức tài chính đã thực hiện nâng cấp và chuyển đổi đáp ứng Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang công nghệ chip, thiết bị chấp nhận thẻ.

Quy định áp dụng cho tất cả tổ chức phát hành thẻ

Thẻ từ với công nghệ bảo mật thấp, dễ bị kẻ gian giả mạo, lấy cắp thông tin để thực hiện các giao dịch gian lận giả mạo. Việc không đồng bộ chuyển đổi thẻ chip và nâng cấp thiết bị chấp nhận thẻ chip có thể dẫn đến việc các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng thẻ từ và phát sinh rủi ro của các giao dịch thẻ giả mạo.

Về nguyên tắc, tổ chức phát hành thẻ khi cấp phép thực hiện giao dịch sẽ chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp phát sinh rủi ro của các giao dịch thẻ giả mạo.

Theo quy định mới, việc chuyển đổi trách nhiệm là việc khi phát sinh giao dịch giả mạo liên quan đến thẻ, tổ chức phát hành thẻ chuyển rủi ro sang tổ chức thanh toán thẻ trong trường hợp tổ chức thanh toán thẻ chưa thực hiện nâng cấp, chuyển đổi các thiết bị chấp nhận thẻ chip.

Căn cứ tình hình thực tế nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của thiết bị chấp nhận thẻ (ATM/POS) và chuyển đổi thẻ chip nội địa trên thị trường cũng như thông lệ quốc tế và các nước trong khu vực ASEAN, Chi hội thẻ và Napas ban hành Quy định mới này.

Quy định sẽ chuyển đổi trách nhiệm nhằm quy định nguyên tắc chung về trách nhiệm đối với tổn thất phát sinh của giao dịch thẻ giả mạo thuộc về tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ chưa thực hiện chuyển đổi hoặc xử lý giao dịch không tuân theo bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành.

Quy định được áp dụng cho tất cả tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ và bao gồm cả thẻ chip có giải từ (thẻ lai) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc chuyển đổi trách nhiệm.

Đảm bảo tính minh bạch, công bằng

Theo lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip tại Thông tư 41 của NHNN, đến thời hạn 31-12-2021, 100% thiết bị chấp nhận thẻ (ATM/POS) đang hoạt động tại Việt Nam và 100% thẻ thanh toán đang lưu hành phải tuân thủ bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa do NHNN ban hành.

Thế nhưng, số liệu cập nhật mới nhất từ các ngân hàng cho thấy tính đến hết quý 3-2021, trên toàn thị trường, tỷ lệ chuyển đổi của thẻ chip nội địa đạt khoảng 25% và tỷ lệ chuyển đổi thiết bị chấp nhận thẻ chip (ATM/POS) đạt khoảng 90%.

Do đó, quy định chuyển đổi trách nhiệm kịp thời được ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các ngân hàng, các tổ chức tài chính đã thực hiện chuyển đổi đáp ứng chuyển đổi sang thẻ chip, đồng thời, thúc đẩy quá trình chuyển đổi của các ngân hàng diễn ra nhanh hơn.

Ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh NAPAS cho biết: “Trên cơ sở đồng thuận của các ngân hàng và tổ chức thành viên, Chi hội thẻ và Napas đã ban hành bộ quy định chuyển đổi trách nhiệm nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng thẻ”.

Hiện tại, mới có 7 ngân hàng đầu tiên đã hoàn thành 100% công tác chuyển đổi theo quy định của NHNN là MB, LienVietPostBank, VietBank, Standard Chartered, Hongleongbank, IBK Hồ Chí Minh, IBK Hà Nội.

Trước đó, NHNN khẳng định không có quy định về việc dừng hoặc từ chối giao dịch thẻ đối với thẻ từ nội địa đang lưu hành do các tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành.

Đồng thời quy định trách nhiệm các tổ chức thanh toán thẻ trong thực hiện lộ trình chuyển đổi ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS) đang hoạt động tại Việt Nam tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, không có quy định về việc từ chối chấp nhận giao dịch thẻ đối với thẻ từ nội địa đang lưu hành.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kẻ vui người buồn vì lãi suất ưu đãi

Kẻ vui người buồn vì lãi suất ưu đãi

(PLO)- Bên cạnh những doanh nghiệp lâm thủy sản được vay lãi suất thấp từ gói tín dụng 15.000 tỉ đồng thì vẫn có những doanh nghiệp chỉ biết chính sách này qua báo chí.

BIDV tăng cường hợp tác thúc đẩy tài chính bền vững tại COP28

BIDV tăng cường hợp tác thúc đẩy tài chính bền vững tại COP28

(PLO)- Mới đây, trong khuôn khổ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) tại Dubai, BIDV đã trao văn bản hợp tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) về thúc đẩy các hoạt động tài trợ xanh, tài chính bền vững.

BIDV kết nối thanh toán QR xuyên biên giới tại Campuchia

BIDV kết nối thanh toán QR xuyên biên giới tại Campuchia

(PLO)- Tại Campuchia vừa diễn ra Lễ công bố chính thức sự kiện kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR Việt Nam – Campuchia.
Trong đó, BIDV là một trong ba ngân hàng đầu tiên thành công kết nối thanh toán liên thông cho khách hàng thông qua mã QR.

Một số yếu tố giúp tỉ giá USD/VND hạ nhiệt

Một số yếu tố giúp tỉ giá USD/VND hạ nhiệt

(PLO)- Một vài yếu tố vĩ mô đang hỗ trợ tích cực cho tỉ giá, như thặng dư thương mại 11 tháng đạt mức ấn tượng 25,8 tỉ USD, lượng kiều hối dự kiến đạt 14 tỉ USD trong năm 2023…

VietinBank trao thưởng 02 tỷ đồng cho khách hàng

VietinBank trao thưởng 02 tỷ đồng cho khách hàng

(PLO)- Ngày 30-11, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Lễ trao thưởng Chương trình khuyến mãi (CTKM) “Bảo lãnh vàng - Du lịch sang” cho 10 khách hàng doanh nghiệp (KHDN).

Đầu tư của khu vực tư nhân giảm mạnh, vì sao?

Đầu tư của khu vực tư nhân giảm mạnh, vì sao?

(PLO)- Doanh nghiệp tư nhân hiện nay không dám mở rộng đầu tư vì e ngại các giải pháp hỗ trợ như giảm lãi suất, thuế, phí chưa đủ lớn hoặc thời gian hỗ trợ không kéo dài như kỳ vọng.