Mất tiền trong tài khoản ngân hàng vì mua hàng qua mạng

Lừa đảo thông qua các ứng dụng mua sắm trực tuyến

Hình thức lừa đảo tặng quà miễn phí, tri ân khách hàng… vốn chẳng phải là mới bởi nó đã xuất hiện trên mạng xã hội cách đây vài năm. Tuy nhiên, khi người dùng Facebook, Messenger ngày càng cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo, kẻ gian đã chuyển hướng sang các sàn thương mại điện tử (TMĐT), tận dụng hệ thống nhắn tin để đánh lừa người dùng.

tin-nhan-lua-dao-tren-shopee

Cụ thể, kẻ gian đã tận dụng hệ thống nhắn tin trên Shopee để gửi tin nhắn đến người tiêu dùng với nội dung đại loại như: “Shopee xin chúc mừng tài khoản đã may mắn nhận được thẻ quà tặng tiền mặt trị giá 100 triệu đồng. Kính mời chủ tài khoản truy cập vào trang web…, liên kết tài khoản ngân hàng để nhận tiền mặt từ Shopee”.

Khi bấm vào liên kết được gửi kèm trong tin nhắn, bạn sẽ được chuyển hướng đến một trang web đăng nhập tài khoản ngân hàng. Tiếp theo, kẻ gian sẽ yêu cầu bạn lựa chọn ngân hàng, nhập số tài khoản, tên đăng nhập, mật khẩu và mã OTP tương ứng. Nếu bạn làm theo, kẻ gian sẽ ngay lập tức có được thông tin đăng nhập và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn.

trang-web-ngan-hang-gia-mao

Trang web giả mạo nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tiền trong ngân hàng của người dùng. Ảnh: MINH HOÀNG

Nhìn chung, hình thức lừa đảo này vốn chẳng phải là mới, tuy nhiên, kẻ gian đã dành nhiều thời gian để đầu tư vào giao diện, sử dụng giao thức kết nối bảo mật HTTPS thay vì HTTP thông thường… chính những điều này đã khiến nhiều người dễ bị đánh lừa.

Làm thế nào để hạn chế bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng?

- Không tiết lộ tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai, kể cả khi đó là bạn bè, người thân. Ngoài ra, người dùng cũng không nên viết mật khẩu ra giấy hoặc ghi chép/lưu trữ dưới bất kỳ hình thức nào (nếu dữ liệu chưa được mã hóa).

- Chỉ đăng nhập tài khoản ngân hàng trên các thiết bị đáng tin cậy, không sử dụng điện thoại đã bị can thiệp vào hệ điều hành (jailbreak, root…). Đồng thời sau khi giao dịch xong, bạn nên đăng xuất tài khoản.

mua-sam-qua-mang

Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho bất kì ai. Ảnh: MINH HOÀNG

- Không sử dụng các thông tin cơ bản, dễ tìm như ngày tháng năm sinh, số điện thoại… để làm mật khẩu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đổi mật khẩu định kỳ khoảng 1-2 tháng.

- Khi nhận được tin nhắn OTP, bạn cần kiểm tra các nội dung thông báo tin nhắn (số tiền, loại giao dịch, kênh thực hiện giao dịch...). Trong trường hợp thông tin không khớp đúng, người dùng tuyệt đối không nhập OTP vào bất cứ màn hình nào, cũng như không cung cấp OTP cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào.

Trong trường hợp nghi ngờ tài khoản ngân hàng bị xâm nhập, bạn hãy thực hiện các giải pháp bảo vệ theo thứ tự sau:

- Khóa dịch vụ trên các kênh trực tuyến (website, ứng dụng...)

- Đổi mật khẩu dịch vụ

- Gọi điện lên tổng đài của ngân hàng để được trợ giúp.

BẠN CÓ BIẾT

Vì sao chó lại thích đồ chơi có tiếng kêu?

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao chú chó nhỏ của mình lại ám ảnh bởi những món đồ chơi kêu cót két? Bởi vì chó là hậu duệ của loài sói mà bản năng của chúng là săn bắt những động vật nhỏ hơn. Âm thanh mà đồ chơi phát ra rất giống với âm thanh mà một con vật nhỏ phát ra khi bị săn đuổi.

Đọc thêm