Mẹ nuôi chết không để lại di chúc, con nuôi có được chia tài sản?

(PLO)- Con nuôi hợp pháp sẽ được chia tài sản giống như những người cùng hàng thừa kế với mình nếu người chết không để lại di chúc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôi được mẹ nuôi nhận nuôi từ năm 1982, có đăng ký trên xã, huyện giấy tờ hợp pháp; năm 26 tuổi tôi lập gia đình và cắt khẩu về quê vợ để thuận tiện trong công việc.

Năm 2017, mẹ nuôi qua đời không để lại di chúc, nay các anh chị chia nhau bán phần tài sản của mẹ nuôi để lại thì tôi có được chia phần tài sản của mẹ nuôi để lại không, thưa luật sư?

Bạn đọc Lebay...@gmail.com

Không để lại di chúc.jpeg
Ảnh minh họa

Luật sư Trịnh Công Minh, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo như anh/chị trình bày có nghĩa anh/chị đã được nhận làm con nuôi theo Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 và đúng với quy định tại Thông tư số 81/TANDTC của TAND Tối cao. Theo đó, quy định “Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được UBND cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”.

Trường hợp mẹ nuôi chết không để lại di chúc nên di sản của mẹ sẽ chia theo pháp luật. Cụ thể tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Bên cạnh đó, tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Với quy định trên, con nuôi hợp pháp có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, con nuôi là hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được thừa kế như nhau với những người cùng hàng thừa kế với mình nếu người chết không lập di chúc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm