'Mộng Viễn Đông' và cuộc du hành của các họa sĩ Pháp đến Đông Dương

(PLO)- Trở lại với triển lãm "Mộng Viễn Đông", Sotheby’s- hãng đấu giá tranh lâu đời thứ 3 thế giới cho biết có rất nhiều tham vọng, kế hoạch với thị trường tranh Việt. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau thành công của triển lãm "Hồn xưa bến lạ" với bộ tứ danh hoạ Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm năm ngoái, năm nay Sotheby’s - hãng đấu giá tranh lâu đời thứ 3 trên thế giới đã quay trở lại với triển lãm "Mộng Viễn Đông, The Faraway East of Dreams and Pursuits".

Triển lãm giới thiệu tác phẩm của các giảng viên trường Mỹ thuật Đông Dương cùng các họa phẩm của những họa sĩ Pháp đã đến và sống tại Việt Nam.

Đạo diễn Trần Anh Hùng tham quan triển lãm.

Đạo diễn Trần Anh Hùng tham quan triển lãm.

Bức tranh dài 5m cập bến "Mộng Viễn Đông"

Theo ông Ace Lê, giám đốc điều hành của Sotheby’s tại Việt Nam, đồng thời là giám tuyển của triển lãm cho biết có 56 bức tranh được tuyển chọn từ hơn 200 bức có độ xác thực và lai lịch chắc chắn nhất. Cũng giống như lần đầu tiên triển lãm Mộng Viễn Đông, triển lãm lần này đa số các bức họa đều mượn từ các nhà sưu tập tư nhân đang sinh sống trong và ngoài nước.

Bức tranh Sapa của hoạ sĩ Joseph Inguimberty.

Bức tranh Sapa của hoạ sĩ Joseph Inguimberty.

Tuy nhiên, theo ông Ace Lê lần triển lãm này thách thức nhiều hơn khi có những bức tranh ngoại cỡ cũng được đem đến trưng bày.

Theo đó, bức tranh Vịnh Hạ Long (chất liệu sơn dầu trên toan) của họa sĩ người Pháp Jean-Louis Paguenaud (1876-1952) nhanh chóng gây chú ý với chiều dài 513 cm và rộng 212 cm.

Bức tranh được Jean-Louis Paguenaud thực hiện vào năm 1934, tái hiện một Vịnh Hạ Long trong trí tưởng tượng của ông. Trước đó, ông được cử sang Việt Nam với vai trò họa sĩ hải quân.

Ông Ace Lê cho biết bức tranh được chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM. Tranh từng bị chùng toan, bị ẩm do thời tiết nồm của Hà Nội.

Khi mượn tranh, các chuyên gia chỉ có 12 ngày để vận chuyển, phục chế lại tình trạng tốt nhất trước khi giới thiệu với công chúng. Đặc biệt ở giai đoạn phục chế và căng toan, do trong nước còn thiếu chuyên gia.

Bức tranh "Vịnh Hạ Long" của họa sĩ Jean-Louis Paguenaud, ra đời năm 1934 có kích thước lớn nhất trong triển lãm.

Bức tranh "Vịnh Hạ Long" của họa sĩ Jean-Louis Paguenaud, ra đời năm 1934 có kích thước lớn nhất trong triển lãm.

“Việc bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển cũng như phục căn toan trong thời gian rất ngắn như vậy thì cần sự hỗ trợ của đội ngũ hơn mấy chục con người. Việc đặt sự an toàn cho bức tranh là quan trọng nhất”- Ace Lê cho hay.

Theo Ace Lê, Jean-Louis Paguenaud có kỹ năng vẽ xuất sắc, mặt tranh vẫn còn tốt đến 90%, êkíp chỉ mất hai ngày rưỡi để phục chế những xây xát nhỏ. Họ cũng tính toán lắp đặt vách tường đủ chắc để treo tranh suốt bốn ngày tại địa điểm triển lãm.

Tác phẩm "Đám rước Chợ Lớn" của Joseph Gilardoni

Tác phẩm "Đám rước Chợ Lớn" của Joseph Gilardoni

Sotheby’s sẽ đấu giá tranh tại Việt Nam?

Tại triển lãm, nói về việc tổ chức đấu giá tại Việt Nam, giám đốc điều hành của Sotheby’s tại Châu Á, ông Ace Lê cho biết.

"Có thể thấy, chúng tôi đã có kế hoạch và rất nhiều tham vọng nữa tại Việt Nam. Còn các phần việc tiếp theo thì chúng tôi sẽ tiết lộ trong thời gian tới" – giám đốc này cho hay.

Người xem thưởng lãm tác phẩm "Thiếu nữ Việt Nam ngồi nghỉ" của André Maire

Người xem thưởng lãm tác phẩm "Thiếu nữ Việt Nam ngồi nghỉ" của André Maire

Tham dự triển lãm, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho biết có rất nhiều điều thú vị với triển lãm lần này vì không dễ dàng gì mà công chúng yêu nghệ thuật được đến một cách miễn phí và nhìn những bức tranh trong sách thậm chí là trong mơ.

Tác phẩm "Ngược dòng kênh Tàu Hũ từ cầu Malabars, Chợ Lớn" của họa sĩ Adolf Obst, vẽ năm 1898.

Tác phẩm "Ngược dòng kênh Tàu Hũ từ cầu Malabars, Chợ Lớn" của họa sĩ Adolf Obst, vẽ năm 1898.

"Đó là những điều đối với tôi là một sự may mắn bởi chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận được những điều trước nay rất khó khăn.

Dĩ nhiên, tổ chức triển lãm như thế này mang cho chúng ta những học hỏi rất nhiều, nhất là những người như các bậc thầy ở bên kia, những người dựng nên lịch sử hội hoạ Việt Nam, họ đã tiếp tay cho Việt Nam có được nền mỹ thuật như hiện nay" - nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi cho hay.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cùng tác phẩm của André Maire

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cùng tác phẩm của André Maire

Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi cũng bày tỏ niềm yêu thích của mình với những bức tranh của André Maire. Bởi với ông, nét đẹp trong tranh của André Maire rất là Việt Nam, đồng thời tính cách, nét bút của hoạ sĩ rất đặc biệt nên ông thích tranh của người hoạ sĩ này nhiều hơn.

Triển lãm đã chính thức khai mạc vào ngày 14-8 và kết thúc vào 17-8 tại Park Hyatt Saigon, quận 1, TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm