Tay vợt Nhật Naomi Osaka tiếp tục thăng hoa tại giải Trung Quốc mở rộng khi vừa đánh bại tay vợt không hạt giống Danielle Collins 2-0 (6-1, 6-0) trong vòng 53 phút.
Cụm từ “nữ hoàng băng giá” được tạp chí chuyên về quần vợt của Úc gán cho tay vợt 20 tuổi có mẹ người Nhật, cha người Taihiti này dường như là định mệnh. Và nó đã được giới truyền thông quốc tế hưởng ứng.
"Tôi cũng hay cười đấy thôi".
Rất giàu cảm xúc, rất hay khóc nhưng… lạnh, đó là mô tả của các cây bút chuyên về quần vợt về Naomi Osaka. Ở trận chung kết đơn nữ Mỹ mở rộng giữa Naomi Osaka và Serena Williams, bà chị Serena liên tục ý kiến, thắc mắc trọng tài Carlos Ramos khiến khán giả cảm thấy bị xúc phạm, thương cho Osaka và họ đã hét lên “hãy tôn trọng đối thủ”.
Tham dự giải Trung Quốc mở rộng, Osaka tiếp tục phong độ cao ở tuổi 20. Báo chí đã chính thức gọi tay vợt mang hai dòng máu này là “nữ hoàng băng giá”.
Naomi Osaka phản ứng: “Hãy đừng gọi tôi là nữ hoàng băng giá. Tôi không thích cái từ “băng giá”. Tôi cảm thấy rất vui khi ai đó muốn gặp tôi. Nếu tôi là “băng giá” thì mọi người không buồn gặp tôi”. Nhà vô địch đơn Mỹ mở rộng đầu tiên của Nhật đã nói như thế với một thái độ rất nghiêm túc trong cuộc họp báo sau trận đấu tại Bắc Kinh.
Ngay cả việc cô trình bày vấn đề không hài lòng này cũng khiến cánh báo chí thấy cô ngây thơ và hồn nhiên, gương mặt vẫn rất hiền từ và băng giá.
Osaka còn đính chính: “Tôi thấy tôi rất hay biểu hiện cảm xúc đấy, chứ đâu có băng giá đâu”.
Sau khi đánh bại tay vợt Danielle Collines của Mỹ, Osaka sẽ gặp tay vợt Jukie Georges, hạt giống số 10 của giải.