Nghệ sĩ Văn Hiệp đau ốm suốt một năm qua. Từ đó đến nay, ông không đóng thêm được phim nào nữa. Nghệ sĩ Ngọc Thoa - bạn diễn của Văn Hiệp trong nhiều phim - cho biết, danh hài bị phát hiện ung thư phổi cách đây không lâu. Trước đó, ông còn bị chẩn đoán mắc bệnh đại tràng.
Vài ngày trước khi qua đời, người nghệ sĩ nổi tiếng dường như đã linh cảm được chuyến đi cuối cùng của đời mình. Diễn viên Trà My chia sẻ với PV, sáng qua (8/4), khi cô đến thăm ông, Văn Hiệp đã dặn: "Về lo hậu sự cho tôi đi là vừa".
Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942, quê gốc ở Thanh Trì, Hà Nội. Ông tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Sân khấu - Điện ảnh, cùng khoá Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Doãn Châu. Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận về công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam. Từ 1963 đến 1990, ông công tác tại Nhà hát Kịch TW và năm 1990 chuyển công tác sang Cục Văn hoá Thông tin. Nghệ sĩ Văn Hiệp nghỉ hưu từ năm 2002.
Với thân hình nhỏ con, khuôn mặt khắc khổ, phong cách xuề xòa, nghệ sĩ hài Văn Hiệp thường được giao những vai lão nông thật thà tốt bụng. Các vai diễn của ông dù là chính diện hay phản diện, đều có điểm chung là mang lại tiếng cười cho người xem. Đặc biệt, từ khi có series truyền hình "Gặp nhau cuối tuần", Văn Hiệp trở thành gương mặt gần gũi với khán giả qua vai diễn nổi tiếng "Ông trưởng thôn".
Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện. Nổi tiếng với việc "mua vui" cho thiên hạ nhưng nghệ sĩ Văn Hiệp có đời sống riêng bất hạnh. Hơn 20 năm qua, ông gần như một mình nuôi con khi vợ ông đi xuất khẩu lao động ở Đức và không về. Hai vợ chồng danh hài sống ly thân nhưng không ly hôn. Trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp đối mặt với tình trạng ốm đau bệnh tật liên miên trong tình trạng tài chính sống không mấy dư dả. Trong một cuộc phỏng vấn với VnExpress, Văn Hiệp chia sẻ: "Tôi nhiều bệnh lắm, từng mổ dạ dày, cắt trĩ, lao phổi, đại tràng… Có lúc tuyệt vọng chẳng thiết gì nữa. Tôi từng nói với con, nếu bố có làm sao thì để thở oxi một hai buổi rồi rút ra nhé, vì nhà mình chẳng có tiền".
Ngoài diễn hài, Văn Hiệp thi thoảng còn làm thơ. Ngẫm về cuộc đời mình, ông gọi tự trào lộng mình là “Nghệ sĩ giun” trong bài thơ tự sáng tác với những câu như: "Đất và giun và rất nhiều giun / Đã biến nỗi đau cằn cỗi tối tăm thành nắng xanh, xanh thẳm / Cho cây đời vượt cạn nhú chồi non / Mình thế đấy, đất gọi chúng mình là những nghệ sĩ giun".
Linh cữu nghệ sĩ Văn Hiệp đang quàn ở nhà tang lễ Trần Thánh Tông. Chiều nay, gia đình sẽ họp để bàn về giờ giấc tổ chức lễ viếng và nơi an táng ông.
Vài ngày trước khi qua đời, người nghệ sĩ nổi tiếng dường như đã linh cảm được chuyến đi cuối cùng của đời mình. Diễn viên Trà My chia sẻ với PV, sáng qua (8/4), khi cô đến thăm ông, Văn Hiệp đã dặn: "Về lo hậu sự cho tôi đi là vừa".
Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942, quê gốc ở Thanh Trì, Hà Nội. Ông tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Sân khấu - Điện ảnh, cùng khoá Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Doãn Châu. Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận về công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam. Từ 1963 đến 1990, ông công tác tại Nhà hát Kịch TW và năm 1990 chuyển công tác sang Cục Văn hoá Thông tin. Nghệ sĩ Văn Hiệp nghỉ hưu từ năm 2002.
Hình ảnh dân dã, xuề xòa của nghệ sĩ hài Văn Hiệp.
Với thân hình nhỏ con, khuôn mặt khắc khổ, phong cách xuề xòa, nghệ sĩ hài Văn Hiệp thường được giao những vai lão nông thật thà tốt bụng. Các vai diễn của ông dù là chính diện hay phản diện, đều có điểm chung là mang lại tiếng cười cho người xem. Đặc biệt, từ khi có series truyền hình "Gặp nhau cuối tuần", Văn Hiệp trở thành gương mặt gần gũi với khán giả qua vai diễn nổi tiếng "Ông trưởng thôn".
Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện. Nổi tiếng với việc "mua vui" cho thiên hạ nhưng nghệ sĩ Văn Hiệp có đời sống riêng bất hạnh. Hơn 20 năm qua, ông gần như một mình nuôi con khi vợ ông đi xuất khẩu lao động ở Đức và không về. Hai vợ chồng danh hài sống ly thân nhưng không ly hôn. Trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp đối mặt với tình trạng ốm đau bệnh tật liên miên trong tình trạng tài chính sống không mấy dư dả. Trong một cuộc phỏng vấn với VnExpress, Văn Hiệp chia sẻ: "Tôi nhiều bệnh lắm, từng mổ dạ dày, cắt trĩ, lao phổi, đại tràng… Có lúc tuyệt vọng chẳng thiết gì nữa. Tôi từng nói với con, nếu bố có làm sao thì để thở oxi một hai buổi rồi rút ra nhé, vì nhà mình chẳng có tiền".
Ngoài diễn hài, Văn Hiệp thi thoảng còn làm thơ. Ngẫm về cuộc đời mình, ông gọi tự trào lộng mình là “Nghệ sĩ giun” trong bài thơ tự sáng tác với những câu như: "Đất và giun và rất nhiều giun / Đã biến nỗi đau cằn cỗi tối tăm thành nắng xanh, xanh thẳm / Cho cây đời vượt cạn nhú chồi non / Mình thế đấy, đất gọi chúng mình là những nghệ sĩ giun".
Linh cữu nghệ sĩ Văn Hiệp đang quàn ở nhà tang lễ Trần Thánh Tông. Chiều nay, gia đình sẽ họp để bàn về giờ giấc tổ chức lễ viếng và nơi an táng ông.
Theo Hoàng Anh - Ngọc Trâm (VNE)