Người đàn ông 61 tuổi có thể bị liệt chi nếu không điều trị kịp thời

Tập 8 chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa có chủ đề “Làm thế nào để hiểu đúng và điều trị đúng cách những căn bệnh viêm khớp, thoái hóa xương khớp?”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của TS.BS Nguyễn Thị Sơn, giảng viên Trường Đại học Y Dược, TP.HCM và được kết nối bởi MC Thư Đình.

Đến với chương trình tuần này là bệnh nhân Nguyễn Hữu Thành (61 tuổi, quận 4, TP.HCM). Theo lời ông Thành chia sẻ, vì cuộc sống khó khăn nên ông phải làm những công việc nặng nhọc như bốc vác, bảo vệ và sau này chuyển sang chạy xe ôm.

Từ năm 2018, những hôm chạy xe nhiều ông Thành hay bị đau cổ, vai gáy, các ngón tay và khớp gối, mới đây ông bắt đầu bị đau lưng dữ dội, có hôm đứng lên hay ngồi xuống đều khó khăn.

Nguyễn Hữu Thành. Ảnh: BEE

“Tôi tê cứng bàn tay và từ từ lan sang những ngón tay. Nó tê đến mức tôi không thể nào lái xe được hay cầm đũa ăn cơm cũng không nổi. Vì đau quá nên mỗi ngày tôi chỉ ngủ được vài tiếng đồng hồ khiến sức khỏe ngày càng giảm sút, mệt mỏi” - ông Thành chia sẻ.

Lắng nghe chia sẻ của bệnh nhân, TS.BS Nguyễn Thị Sơn cho biết tình trạng bệnh của ông Thành có thể liên quan đến thoái hóa cột sống cổ. Nữ bác sĩ giải thích, giữa hai đốt sống có đĩa đệm, nếu khi chúng ta bị thoái hóa cột sống sẽ làm cho đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí vốn có của nó.

Khi đĩa đệm bị thoát ra sẽ chèn vào một số dây thần kinh ở cổ khiến cơn đau lan xuống tay khiến tay bị tê bì. Với tình trạng đó, nếu bệnh nhân không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ khiến tay bị teo dần, không thể vận động được nữa và có thể dẫn tới liệt chi, tàn phế.

Ông Thành hay bị đau cổ, vai gáy, các ngón tay và khớp gối.

Tư vấn về phương pháp điều trị, TS.BS Nguyễn Thị Sơn cho hay: “Hiện nay có hai phương pháp điều trị là dùng thuốc và không dùng thuốc. Đối với phương pháp không dùng thuốc, người bệnh cần phải có chế độ luyện tập thể dục đúng mức, bổ sung đủ nước, tránh xa bia, rượu, thuốc lá". 

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như kéo xương sống, châm cứu…

Đối với phương pháp dùng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giúp phục hồi sụn khớp, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với phương pháp này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng của gan do sử dụng thuốc quá nhiều.

Hiện nay, xu hướng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp lại thiên về điều trị đông, tây y kết hợp. Với những tiến bộ hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra được hai loại dược thảo có tác dụng rất tốt trong việc điều trị xương khớp là cây móng quỷ và cây vỏ liễu trắng.

Chiết xuất từ hai loại cây này có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm và tái tạo sụn khớp rất tốt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện trong cây móng quỷ có chứa chất Harpagoside có tác dụng giảm đau, kháng viêm theo cơ chế làm ức chế hóa chất trung gian, giúp người bệnh giảm đau.

Theo nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất từ cây móng quỷ năm 2003 thì có tới 92,7% (tổng 614 bệnh nhân) bệnh nhân giảm đáng kể các cơn đau.

Còn người bệnh sử dụng chiết xuất Salicin từ cây vỏ liễu trắng khi điều trị bệnh có tác dụng gấp 6,5 lần so với những người không dùng. Khi kết hợp chiết xuất từ hai loại cây này trong điều trị sẽ giúp người bệnh kháng viêm, giảm đau, bảo vệ sụn khớp.

Chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa được phát sóng lúc 18 giờ 10, Chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7.


Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm