Người dân ai cũng nói phòng bệnh hơn chữa bệnh nhưng thực tế người dân có bệnh rồi mới chữa. Thay vì phòng ngừa, hệ thống y tế mới tập trung đi chữa bệnh. Nếu làm tốt khâu phòng bệnh, đầu tư cho Nhà nước về giảm tải sẽ hạn chế, cần nghiên cứu để có hệ thống dự phòng tốt hơn. Tại sao người giàu ra nước ngoài khám chữa bệnh nhiều thế? Ngành y tế cần trả lời câu hỏi này, sang năm trả lời.
Lương bác sĩ đã khá hơn nhưng một ca trực không bằng miếng vá xe, chưa quan tâm đến người nhà bệnh nhân, không để người nhà vật vã chờ đợi, vừa lãng phí sức lao động, vậy phải thực hiện bằng cách nào? Trời lạnh này người nhà đến bệnh viện trông nom người ốm. Cần rút ngắn chất lượng y tế giữa các vùng miền, tiếp cận thông tin đến với người dân.
(Theo Lao Động)
TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:
Chỉ tháo gỡ khó khăn thì không ăn thua
Lâu nay Việt Nam phát triển mà cứ nhìn xuống chân mình chứ không ngẩng đầu lên nhìn xa ra. Mục tiêu tăng trưởng GDP thì cố ăn đong từng năm một, thậm chí sáu tháng một. Chính phủ thấy không hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng vì những khó khăn này khác là xin điều chỉnh, vì thế lúc nào Chính phủ cũng hoàn thành nhiệm vụ (...)
Năm năm vừa qua, theo tôi là khó khăn nhất trong 30 năm đổi mới, song năm năm tới thậm chí còn khó khăn hơn. Tôi không có ý bi quan hay lạc quan gì ở đây cả. Tôi chỉ muốn đánh giá khách quan và trước tình hình đó chúng ta lựa chọn ứng xử như thế nào.
Chương trình tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay không phải là tháo gỡ khó khăn nữa. Những từ như “tháo gỡ” không giải quyết được vấn đề. Đổi mới mô hình tăng trưởng mà chỉ là tháo gỡ khó khăn thì chẳng được việc gì, tháo gỡ khó khăn thì bao giờ mới xong? Vậy mà báo cáo nào cũng dùng từ tháo gỡ. Theo tôi, phải dùng từ thay đổi, phải đổi mới chứ không phải tháo gỡ.
(Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)