Người lưu giữ gần 500 tờ báo có tuổi đời gần cả thế kỷ

(PLO)-  Gần 500 tờ báo bao gồm nhật báo, tuần báo, tuần san,... trong đó gần 100 tờ nhật báo đã được lưu hành tại Sài Gòn có tuổi đời gần cả thế kỷ được nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp sưu tầm cất giữ như một báu vật của riêng mình.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong căn phòng trưng bày những hiện vật xưa mà ông Huỳnh Minh Hiệp dày công sưu tầm trong suốt hơn 20 năm qua, ông khệ nệ mang ra một xấp báo đã được bọc kín rất cẩn thận, đặt chúng lên bàn rồi giới thiệu. Tay lật đến đâu ông lại luôn miệng kể những câu chuyện lịch sử về số báo đó. Được biết, tất cả số báo này đều có tuổi đời gần cả thế kỷ, được xuất bản tại Sài Gòn trước những năm 1975.

Nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp hiện đang lưu giữ gần 500 tờ báo có tuổi đời gần cả thế kỷ. Ảnh: TÚ NGÂN.

Nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp hiện đang lưu giữ gần 500 tờ báo có tuổi đời gần cả thế kỷ. Ảnh: TÚ NGÂN.

Nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp tâm sự: “Tôi đã cất công đi tìm hơn 20 năm, mãi đến năm 2018 tôi mới tìm thấy. Tờ báo này tôi được một nhà nghiên cứu ở Hà Nội thương tình tôi đi tìm vất vả nên đã đồng ý nhượng lại. Tôi gặp không ít khó khăn khi thuyết phục ông ấy”.

Tờ Gia Định báo là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, người sáng lập là ông Trương Vĩnh Ký vào ngày 15-4-1865, chủ bút là ông Huỳnh Định Của. Được lưu hành từ năm 1865- 1910 thì đình bản, tờ báo này phản ảnh tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa lúc bấy giờ, kích thước 25x32cm.

Trong suốt 20 năm qua, không ít lần nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp phải lặn lội đến một số các tỉnh thành để sưu tầm lại những tờ báo. Hai tờ báo xa nhất mà ông sở hữu đó là ở Trà Vinh, gồm tờ Văn Minh và tờ Trung Lập. Đây là hai đầu báo nổi tiếng ở Sài Gòn lúc bấy giờ, phát hành năm 1927 và 5 năm nữa đúng 100 năm.

Tiến sĩ Hoàng Kim Oanh, giảng viên trường ĐH Ngoại Ngữ - Tin học TP.HCM- người đã từng tận tay, tận mắt chiêm ngưỡng loạt báo xưa của nhà sưu tập chia sẻ: “Còn nhớ ngày 15-3-2019, đó là lần đầu tiên tôi có dịp được nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp giới thiệu bộ sưu tập nhật báo độc đáo này. Tôi thật sự rất xúc động khi được nhìn tận mắt, đọc lại từng sự kiện trên từng trang báo úa vàng màu thời gian của một thời đã qua, ngồn ngộn ký ức muôn mặt sôi động của Sài Gòn quá đỗi yêu thương”.

Tiến sĩ Hoàng Kim Oanh kỳ vọng rằng báo chí sẽ tiếp tục giữ vững vị trí tiền phong. Những nhà báo chân chính tâm huyết luôn vững vàng ngòi bút, phát huy thế mạnh của báo chí phản ánh trung thực cuộc sống hiện nay.

Tờ Lục Tỉnh tân văn là một tờ báo tiếng Việt xuất bản tại Sài Gòn, với số báo thứ nhất ra ngày 15 tháng 1 năm 1907. Là một trong những tờ báo không Công giáo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ với tiêu đề được viết bằng cả chữ Quốc ngữ lẫn chữ Hán.

Tờ Lục Tỉnh tân văn là một tờ báo tiếng Việt xuất bản tại Sài Gòn, với số báo thứ nhất ra ngày 15 tháng 1 năm 1907. Là một trong những tờ báo không Công giáo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ với tiêu đề được viết bằng cả chữ Quốc ngữ lẫn chữ Hán.

Bán Nguyệt San Pháp Luật năm 1965 phát hành vào ngày 15 và 30 hàng tháng.

Bán Nguyệt San Pháp Luật năm 1965 phát hành vào ngày 15 và 30 hàng tháng.

Chuyện tình Lan và Điệp trên báo Ngôn Luận.

Chuyện tình Lan và Điệp trên báo Ngôn Luận.

Báo Thanh Niên số báo giấy ngày 22-8-2021 là số báo phát hành cuối cùng trước khi TP.HCM rơi vào giãn cách xã hội ở mức cao nhất do đại dịch COVID-19 cũng được nhà sưu tập giữ lại.

Báo Thanh Niên số báo giấy ngày 22-8-2021 là số báo phát hành cuối cùng trước khi TP.HCM rơi vào giãn cách xã hội ở mức cao nhất do đại dịch COVID-19 cũng được nhà sưu tập giữ lại.

Được biết tờ báo gần đây nhất mà nhà sưu tập có được là báo Thanh Niên số báo giấy ngày 22-8-2022. "Đây là số báo phát hành cuối cùng trước khi TP.HCM rơi vào giãn cách xã hội ở mức cao nhất do đại dịch COVID-19. Mãi đến khi bình thường mới thì báo Thanh Niên mới tiếp tục xuất bản báo giấy" - ông Hiệp cho biết.

Với bộ sưu tập báo xưa có tuổi đời gần cả thể kỷ, ông Huỳnh Minh Hiệp hy vọng sẽ lưu giữ được những những giá trị văn hóa của người Sài Gòn nói riêng và tiếng nói dân tộc nói chung. Đồng thời, ông cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho các bạn sinh viên ngành báo, nhà nghiên cứu đến tìm hiểu về báo chí của Sài Gòn trước những năm 1975.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm