Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

(PLO)- Tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân hy sinh ở đảo Gạc Ma trong trận chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 
Chiều 13-3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ tưởng niệm 35 năm ngày 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo (14-3-1988 – 14-3-2023).

Chiều 13-3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ tưởng niệm 35 năm ngày 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo (14-3-1988 – 14-3-2023).

Tại lễ tưởng niệm, ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước; ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ.

Tại lễ tưởng niệm, ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước; ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ ở tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” mang biểu tượng “Vòng tròn bất tử” được tạo thành từ hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam tại đảo Gạc Ma trong trận chiến với hải quân Trung Quốc ngày 14-3-1988.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ ở tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” mang biểu tượng “Vòng tròn bất tử” được tạo thành từ hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam tại đảo Gạc Ma trong trận chiến với hải quân Trung Quốc ngày 14-3-1988.


Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma trong trận chiến bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma trong trận chiến bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu dâng hương tại khu mộ gió. Theo Ban quản lý khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, trong những ngày này, hàng ngàn người từ khắp cả nước đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu dâng hương tại khu mộ gió.

Theo Ban quản lý khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, trong những ngày này, hàng ngàn người từ khắp cả nước đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma.

64 hoa đăng được thả tại khu trưng bày ngầm. Đây là nơi bảo quản, lưu giữ những hiện vật liên quan đến các liệt sĩ Gạc Ma.

64 hoa đăng được thả tại khu trưng bày ngầm. Đây là nơi bảo quản, lưu giữ những hiện vật liên quan đến các liệt sĩ Gạc Ma.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình thả hoa đăng tưởng niệm các chiến sĩ.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình thả hoa đăng tưởng niệm các chiến sĩ.

Ngày 14-3-1988, với lực lượng tàu chiến hùng hậu, có trang bị vũ khí mạnh, Trung Quốc đã bất ngờ tấn công, bắn chìm, bắn cháy ba tàu vận tải, đánh chiếm một số bãi đá ngầm của Việt Nam. Với quyết tâm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ các tàu vận tải, lực lượng công binh Hải quân xây dựng đảo trong tay chỉ có cuốc xẻng, xà beng, súng bộ binh nhưng đã mưu trí, sáng tạo, chủ động, thực hiện nghiêm đối sách, bình tĩnh, khôn khéo xử lý các tình huống để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cuộc chiến ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc là một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Những người lính trung kiên đã mãi mãi nằm lại biển sâu nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Ngày 14-3-1988, với lực lượng tàu chiến hùng hậu, có trang bị vũ khí mạnh, Trung Quốc đã bất ngờ tấn công, bắn chìm, bắn cháy ba tàu vận tải, đánh chiếm một số bãi đá ngầm của Việt Nam.

Với quyết tâm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ các tàu vận tải, lực lượng công binh Hải quân xây dựng đảo trong tay chỉ có cuốc xẻng, xà beng, súng bộ binh nhưng đã mưu trí, sáng tạo, chủ động, thực hiện nghiêm đối sách, bình tĩnh, khôn khéo xử lý các tình huống để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Cuộc chiến ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc là một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Những người lính trung kiên đã mãi mãi nằm lại biển sâu nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Chiều 13-3, lễ giỗ các liệt sĩ Gạc Ma được tổ chức trang nghiêm trước bia ghi danh các liệt sĩ ở khu tưởng niệm. 64 ly rượu được rót ra trên bàn thờ cùng 64 bộ chén bát. Theo Ban quản lý khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, trong những người đến tưởng niệm, có nhiều đồng đội, thân nhân của các liệt sĩ từ khắp nơi. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trong cả nước xác định khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma là điểm đến không thể thiếu trong hành trình đến với các địa danh truyền thống.

Chiều 13-3, lễ giỗ các liệt sĩ Gạc Ma được tổ chức trang nghiêm trước bia ghi danh các liệt sĩ ở khu tưởng niệm. 64 ly rượu được rót ra trên bàn thờ cùng 64 bộ chén bát.

Theo Ban quản lý khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, trong những người đến tưởng niệm, có nhiều đồng đội, thân nhân của các liệt sĩ từ khắp nơi. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trong cả nước xác định khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma là điểm đến không thể thiếu trong hành trình đến với các địa danh truyền thống.


64 li rượu được rót ra trên bàn thờ cùng 64 bộ chén bát được bày nghiêm trang trên bàn thờ. Những lẵng hoa tươi thắm cũng được dâng lên các chiến sĩ cùng 64 hoa đăng.

64 li rượu được rót ra trên bàn thờ cùng 64 bộ chén bát được bày nghiêm trang trên bàn thờ. Những lẵng hoa tươi thắm cũng được dâng lên các chiến sĩ cùng 64 hoa đăng.


Thiếu tá Nguyễn Tiến Xuân, con của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, thắp hương tại nơi thờ cha mình. Thiếu tá Xuân đang công tác tại Vùng 4 Hải quân, thường xuyên ra Trường Sa, đi qua nơi bố hi sinh. “Ở đó tôi thường tưởng niệm bố. Mỗi lần như vậy tôi cảm nhận bố đang ở cạnh mình, theo dõi, tiếp thêm sức mạnh cho mình. Hôm nay, tôi rất xúc động khi thấy bố và đồng đội được mọi người quan tâm, tưởng nhớ"- anh Xuân nói.
Thiếu tá Nguyễn Tiến Xuân, con của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, thắp hương tại nơi thờ cha mình. Thiếu tá Xuân đang công tác tại Vùng 4 Hải quân, thường xuyên ra Trường Sa, đi qua nơi bố hi sinh.

“Ở đó tôi thường tưởng niệm bố. Mỗi lần như vậy tôi cảm nhận bố đang ở cạnh mình, theo dõi, tiếp thêm sức mạnh cho mình. Hôm nay, tôi rất xúc động khi thấy bố và đồng đội được mọi người quan tâm, tưởng nhớ"- anh Xuân nói.

Năm nay, bà Nguyễn Thị Hường, chị của liệt sĩ Nguyễn Tất Nam tiếp tục vượt hơn 1.200 km từ quê nhà xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An vào Khánh Hòa để tham gia chuẩn bị lễ giỗ. Bà Hường khóc nghẹn khi sắp xếp lễ vật rồi nhìn tên em trai mình trên bia đá. “Tôi nghĩ em trai tôi cùng đồng đội vẫn đang canh giữ biển trời của Tổ quốc và hôm nay em đã về ngôi nhà chung này. Dù bận việc gì năm nào tôi cũng phải đến để em tôi được ấm lòng”- bà Hường nói trong nước mắt.

Năm nay, bà Nguyễn Thị Hường, chị của liệt sĩ Nguyễn Tất Nam tiếp tục vượt hơn 1.200 km từ quê nhà xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An vào Khánh Hòa để tham gia chuẩn bị lễ giỗ. Bà Hường khóc nghẹn khi sắp xếp lễ vật rồi nhìn tên em trai mình trên bia đá. “Tôi nghĩ em trai tôi cùng đồng đội vẫn đang canh giữ biển trời của Tổ quốc và hôm nay em đã về ngôi nhà chung này. Dù bận việc gì năm nào tôi cũng phải đến để em tôi được ấm lòng”- bà Hường nói trong nước mắt.

Năm nay, người thân của bốn liệt sĩ Gạc Ma ở Khánh Hòa đều có mặt tại lễ giỗ. Nhiều cựu binh Trường Sa cũng đến dâng hương các đồng đội của mình. Nhiều bạn trẻ ở xa cũng đến dâng hương, tham qua khu tưởng niệm, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn các anh hùng liệt sĩ.

Năm nay, người thân của bốn liệt sĩ Gạc Ma ở Khánh Hòa đều có mặt tại lễ giỗ. Nhiều cựu binh Trường Sa cũng đến dâng hương các đồng đội của mình. Nhiều bạn trẻ ở xa cũng đến dâng hương, tham qua khu tưởng niệm, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn các anh hùng liệt sĩ.

Anh Trần Nhất Luân, Bí thư Huyện đoàn Cam Lâm, chia sẻ: “Các chiến sĩ hải quân hy sinh ở đảo Gạc Ma đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần bất khuất. Sự hy sinh anh dũng của các anh có ý nghĩa hết sức lớn lao cho các thế hệ sau. Mỗi khi đến khu tưởng niệm, các bạn trẻ sẽ ý thức hơn về trách nhiệm, cống hiến cho quê hương, Tổ quốc”.

Anh Trần Nhất Luân, Bí thư Huyện đoàn Cam Lâm, chia sẻ: “Các chiến sĩ hải quân hy sinh ở đảo Gạc Ma đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần bất khuất. Sự hy sinh anh dũng của các anh có ý nghĩa hết sức lớn lao cho các thế hệ sau. Mỗi khi đến khu tưởng niệm, các bạn trẻ sẽ ý thức hơn về trách nhiệm, cống hiến cho quê hương, Tổ quốc”.

Những hiện vật còn lại của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những hiện vật còn lại của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đọc thêm