Nhật Bản được đánh giá là ứng viên nặng ký nhất World Cup

(PLO)-  Có thể nói rằng trận tứ kết giữa Nhật Bản và Thụy Điển (14 giờ 30 ngày 11-8) là trận chung kết sớm của giải.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giới chuyên môn và các bản tin thể thao trên thế giới đang đánh giá rất cao đội tuyển nữ Nhật Bản, chọn họ là ứng cử viên sáng giá nhất World Cup 2023. Từ đầu giải đến giờ, gặp bất kỳ đối thủ nào, các cô gái Nhật Bản cũng được đánh giá là “kèo trên”.

Đội tuyển Nhật được ghi nhận là tập thể gắn bó và thi đấu đa dạng trong mảng miếng tấn công với phong độ cao. Lối chơi cân bằng trong phòng ngự và tấn công của Nhật rất ấn tượng và quan trọng nhất là họ có những ứng xử với từng đối thủ theo những cách khác nhau để tìm đến chiến thắng hoàn hảo.

Khi đánh bại Na Uy 3-1 ở vòng 16 đội, HLV Futoshi Ikeda vẫn khiêm tốn nói: “Tôi rất cảm ơn các trợ lý của tôi, chính họ đã làm công việc phân tích chuyên môn các đối thủ rất chuẩn xác để tôi lên đấu pháp cho từng trận, trước từng đối thủ khác nhau”.

Các bài báo thể thao chuyên sâu của các hãng tin lớn thế giới đều phân tích đội tuyển Nhật đang trình làng một thế hệ vàng sau thế hệ vô địch World Cup 2011. Thậm chí có chuyên trang bóng đá còn đề cập: Nếu chỉ ra đội bóng ổn định nhất ở World Cup này thì đó là tuyển Nhật Bản và chỉ Nhật Bản mà thôi.

Chiến thắng gây sửng sốt giới chuyên môn mà đội tuyển Nhật hạ Tây Ban Nha đến 4-0. Ảnh: GETTY IMAGES

Chiến thắng gây sửng sốt giới chuyên môn mà đội tuyển Nhật hạ Tây Ban Nha đến 4-0. Ảnh: GETTY IMAGES

Những đối thủ của đội tuyển Nhật tại vòng bảng rất đa dạng và bị các nữ cầu thủ Nhật “san bằng tất cả” gồm 2-0 trước Costa Rica rất khỏe và giàu kỹ thuật; 5-0 trước Zambia đầy sức mạnh; 4-0 trước Tây Ban Nha kỹ thuật và có đến 70% thời gian khống chế bóng. Vào vòng 16 đội gặp Na Uy, Nhật Bản lại chứng tỏ sức mạnh vượt trội với chiến thắng 3-1.

Nét đáng chú ý của Nhật Bản là đội ngũ phân tích đối thủ của ban huấn luyện rất chuyên nghiệp và từ đó mà HLV Futoshi Ikeda đặt ra những phương án riêng, lối chơi riêng để đánh vào từng điểm yếu của đối thủ. Cụ thể như trận gặp Tây Ban Nha, Nhật chỉ kiểm soát bóng 26% nhưng ghi đến bốn bàn qua lối đá phòng ngự phản công nhanh, còn những trận gặp Zambia và Costa Rica thì đội Nhật chơi đôi công dồn ép đối thủ.

Hãy chờ xem thế hệ vàng của Nhật Bản có lặp lại chiến tích của đàn chị sau 12 năm để lên ngôi vô địch thế giới lần thứ hai hay không?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm