Phía Singapore cụ thể là hai CLB Lion City Sailors và Tampines Rovers đã tuyên bố không thể nhả quân lên tuyển đá AFF Cup 2024.
Tương tự nhiều CLB của Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cũng sẽ xung đột quyền lợi giữa CLB và đội tuyển do phải tham dự các giải châu Á cấp CLB vào cuối năm.
Theo các giải đấu phiên bản mới của AFC mùa bóng 2024-2025 có ba giải đấu châu lục cấp CLB (của nam) gồm AFC Champions League Elite, AFC Champions League 2 và AFC Challenge Cup.
Bóng đá Singapore đã dính chắc hai CLB mạnh nhất của Singapore ở thời điểm này là Lion City Sailors và Tampines Rovers. Và họ đã tuyên bố AFF Cup 2024 (23-11 đến 21-12) không phải lịch đấu của FIFA nên họ không nhả quân lên tuyển mà dồn sức và lực lượng đá AFC Champions League 2. Điều đáng nói là CLB này của Singapore chiếm 2/3 tuyển thủ quốc gia.
Tương tự CLB vô đối của Malaysia là Johor Darul Tazim sở hữu nhiều tuyển thủ quốc gia cũng bảo toàn lực lượng cho giải đấu cấp CLB. Các CLB của Indonesia, nhất là Thái Lan có nhiều suất đá giải châu Á và VN cũng sẽ dính các giải châu Á cấp CLB. Thường thì những CLB có suất dự giải châu Á là những CLB mạnh lại sở hữu nhiều tuyển thủ quốc gia nên xung khắc đã lộ rõ khi giải khu vực dành cho đội tuyển quốc gia (AFF) không trực thuộc lịch FIFA lại kéo dài 1 tháng. Còn giải châu Á thì mùa tới có đến ba giải cấp CLB.
Cụ thể các lượt trận 5 và 6 của AFC Champions League 2 rơi vào ngày 26 và 28-11, ngày 3, ngày 5/12 tiếp tục các trận đấu AFF Cup 2024. Cầu thủ ở đội tuyển quốc gia là phải ở đội tuyển, không thể “phân thân” dự hai giải liên tiếp cấp CLB và màu áo đội tuyển xen kẽ nhau. Singapore đã nghĩ đến con đường là chọn đội tuyển trẻ quốc gia đá AFF Cup 2024 vì quá nhiều trụ cột trong đội tuyển thuộc hai CLB trên của họ.
Đó mới chỉ là Singapore, các nền bóng đá mạnh khác của Đông Nam Á như Thái Lan, VN, Malaysia và Indonesia cũng vướng lịch thi đấu dày đặc và nhất định sẽ có xung đột quyền lợi xảy ra. Có điều giải đấu AFF Cup không trực thuộc lịch FIFA nên CLB có quyền hợp pháp từ chối nhả quân lên tuyển.
Khổ thay Đông Nam Á, nếu đưa “lực lượng B” đá giải thì không có thành tích. Sự khắt khe của AFC trong việc dựa vào thành tích truyền thống của CLB để “duyệt” suất tham dự giải châu Á, thế là lại tiếp tục xảy ra xung khắc khác giữa CLB, đội tuyển, giữa AFF và AFC, giữa giải đấu không thuộc FIFA và giải đấu châu lục cấp CLB.