Linh vật SEA Games 28- Nila
1- Biểu tượng Nila là linh vật của SEA Games 28. Nila là sư tử biển con, tượng trưng cho một năm vàng son của đảo quốc Sư tử.
Sân Quốc gia nơi diễn ra bán kết, chung kết, tranh hạng ba bóng đá SEA Games 28 và các môn khác.
2- Sân vận động quốc gia Singapore vừa xây mới hoàn thành cách đây một năm với giá một tỷ USD, nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 28. Ở đó cũng là nơi tranh tài của 10 trong 36 môn thể thao tại SEA Games này.
Tháp nước có hình AND.
3- Gần kề sân quốc gia có công viên nước và cấu trúc đài phun nước cao 19,2m do công ty DP thiết kế và xây lắp. Đài phun có hình dáng gien AND
Món cơm gà là chủ đạo cho VĐV dự SEA Games 28.
4- Thức ăn chủ yếu cho VĐV là theo món truyền thống của Singapore, tức cơm gà và mee soto một loại thức ăn có nguồn gốc từ Ấn.
Tổ hợp thể thao nhìn từ trên cao.
5- Những vận động viên nổi tiếng nào trên thế giới có mặt tại SEA Games 28? Đó là những kình ngư như Joseph Schooling (HCV Asiad 17 của Singapore), tay vợt bóng bàn Feng Tiawei ba lần đoạt huy chương Olympic, nhà vô địch nữ cầu lông thế giới 2013 và châu Á 2015 Ratchanok (Thái Lan), VĐV nhảy cầu đoạt huy chương Olympic Pandelela Rinong của Malaysia. Maria Natalia Londa- Nữ VĐV đoạt HCV Asiad 17 môn nhảy xa của Indonesia.
Cung đua ngựa.
Kình ngư Joseph Scholling, từng đoạt huy chương Asiad
6- SEA Games 28 tiêu tốn bao nhiêu tiền của chủ nhà? Đại hội diễn ra từ ngày 5 đến 16-6 tiêu tốn của chủ nhà 324,5 triệu USD (không tính tiền xây SVĐ Quốc gia). Năm 2010, Singapore cũng tổ chức Olympic trẻ tiêu tốn 387 triệu USD. Còn Hàn Quốc tổ chức Asiad 17 tốn hai tỷ USD. SEA Games 27, Myanmar tiêu tốn 400 triệu USD.
Gia đình Thể thao tiêu biểu Singapore của huyền thoại bóng đá Singapore Fandi Ahmad.
7- Gia đình của huyền thoại bóng đá Singapore Fandi Ahmad được xem là biểu tượng của thể thao Singapore. Gia đình này được bầu chọn là gia đình thể thao số 1 của đảo quốc. Các clip về gia đình thể thao của Fandi sẽ liên tục được phát trên các màn hình trong thời gian diễn ra SEA Games 28.